Hiện nay, bệnh đạo ôn đang phát sinh gây hại rải rác trên các trà lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra, bệnh đạo ôn có khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới. Để chủ động phòng trừ bệnh có hiệu quả, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên giới thiệu về bệnh đạo ôn và cách phòng trừ bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúaCác biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúaHiện nay, bệnh đạo ôn đang phát sinh gây hại rải rác trên các trà lúa đông xuântrên địa bàn tỉnh. Theo kết quả điều tra, bệnh đạo ôn có khả năng phát triển mạnhtrong thời gian tới. Để chủ động phòng trừ bệnh có hiệu quả, Chi cục Bảo vệ thựcvật Phú Yên giới thiệu về bệnh đạo ôn và cách phòng trừ bệnh.1. TRIỆU CHỨNGBệnh hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.- Trên lá lúa: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vếtbệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh màuxám tro, xung quanh nâu đậ m, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khibệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thểbị cháy rụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốtthân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.- Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lávề sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.- Trên hạt :vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấuvà có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.2. NGUYÊN NHÂNBệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét,cỏ dại. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm. Tính gây bệnh thay đổi tùy theogiống và vùng địa lý. Trong điều kiện ẩm độ cao số bào tử mọc ra rất nhiều.Quá trình gây hại: khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ nấm sẽ xâm nhậpvào cây, nấm tiết ra một số độc tố như axit - picolinic và chất pyricularin có tácdụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm hãm sựsinh trưởng của cây lúa. Nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấ m, bào tử trong rơm rạ vàhạt giống bị bệnh. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ sinh trưởng phát triểnquanh năm. Trong điều kiện khô ráo bào tử có thể sống hơn một năm, sợi nấmsống gần 3 năm nhưng trong điều kiện ẩm ướt chúng không sống sót qua vụ sau.3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂNNhiệt độ không khí 20 – 30 C và ẩm độ trên 92% thích hợp cho bào tử nấ m hìnhthành và nảy mầm. Trong vụ Đông Xuân, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, trời âm u,có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện rất thuận lợi chobệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển và gây hại nặng. Trong điều kiện khô hạn, ẩm độđất thấp hoặc ở điều kiện ngập úng kéo dài cây lúa dễ bị nhiễ m bệnh. Những chânruộng nhiều mùn, trũng, khó thoát nước; những vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹgiữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông rất phù hợp cho nấmbệnh phát triển gây hại.Phân bón đặc biệt quan trọng với bệnh đạo ôn, ruộng bón thừa đạm thường bị bệnhnặng hơn. Sử dụng đạ m Amonium sunfat (SA) quá nhiều, quá muộn hoặc bón vàolúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm tăng tỉ lệ bệnh. Phân lân ảnhhưởng ít đến mức độ nhiễm bệnh của cây. Ruộng bón thiếu kali sẽ làm bệnh tăngnặng hơn. Ruộng bón cân đối đủ N-P-K thường bị bệnh nhẹ hơn.Những giống nhiễm bệnh không những là điểm bệnh phát sinh ban đầu mà còn làđiều kiện cho bệnh lây lan dễ dàng thành dịch trên đồng ruộng. Một số giống lúanhiễ m bệnh hiện tại trên đồng ruộng Phú Yên: ML202, MTL 250, VND 95-20, ML4-2, IR 17494, MTU 54-10, OM1490, D98-17, ML48,… Ruộng sạ dày làm ẩ m độtrong ruộng tăng cao nên bệnh gây hại nặng hơn. Sạ hàng hay sạ thưa 6-8 kg/sào500 m2 sẽ làm cho bênh đạo ôn khó phát sinh gây hại.4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪBệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng, dễ phát triển nhanh trên diện rộng.Vì vậy để phòng trừ hiệu quả phải điều tra theo dõi phân tích các điều kiện liênquan tới sự phát sinh của bệnh. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòngtrừ bệnh đạo ôn sẽ mang lại hiệu quả cao, trong đó đặc biệt lưu ý:- Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng; gieo cấy cácgiống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn ttrong vùng thường xảy ra bệnh vàmức gây hại cao; kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ 54 C (3 sôi, 2 lạnh)trong 10 phút. Mật độ gieo sạ vừa phải và sạ hàng. Bón phân với tỉ lệ cân đối giữaphân chuồng và N:P:K, bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối. Khi bị bệnh đạo ônkhông để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá vàthuốc kích thích sinh trưởng.- Đối với bệnh đạo ôn, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa vào trỗ. Ruộng đạo ônlúa đã chữa trị khỏi, ruộng ít nhiều bị bệnh đạo ôn bước vào trỗ đều phải phunthuốc, sau đó đối với ruộng bị nặng, còn vết bệnh thì 7 - 10 ngày sau phải phunthuốc lại một lần nữa. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn cổ bông pháttriển gây hại cần phun phòng cho các ruộng gieo sạ giống nhiễm trước khi lúa trỗ 5- 7 ngày. Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh như: Filia, Beam, Fuan,Trizole, Fuzin, Amistar top, ...