Thông tin tài liệu:
Các loại virut giết tôm đáng sợ hiện gây thiệt hại cho khắp các ao tôm ở Ấn độ và kết quả là hàng loạt các báo cáo mô tả hiện tượng và báo cáo khoa học chính thức cũng đã xuất hiện. 50% thất bại do bệnh năm 1997 đã vượt quá tỉ lệ 30% năm 1996.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp quản lý thích hợp có thể khắc phục được mầm bệnh virus cơ hội trong ao nuôi tômCác biện pháp quản lý thích hợp có thể khắc phục được mầm bệnhvirus cơ hội trong ao tômCác loại virut giết tôm đáng sợ hiện gây thiệt hại cho khắp các ao tôm ở Ấn độ và kếtquả là hàng loạt các báo cáo mô tả hiện tượng và báo cáo khoa học chính thức cũngđã xuất hiện. 50% thất bại do bệnh năm 1997 đã vượt quá tỉ lệ 30% năm 1996. Sự thualỗ gia tăng đối với bệnh virút đã làm cho các cộng đồng nuôi tôm bất lực và học đượcmột bài học thấm thía. Khi những diễn biến của lịch sử 2 năm nuôi tôm vừa qua được xem xét lại thì nhữngthành công vẫn còn rất hạn chế đối với những trại nuôi quảng canh. Những thay đổi đượckiến nghị trong việc quản lý và thực hiện những biện pháp có lợi cụ thể để phòng bệnhvirút phải được ưu tiên. Việc quản lý có chọn lọc chất lượng đàn tôm mẹ, tổ chức lạinhững biện pháp ương nuôi, phân loại thức ăn... cần được xem xét để cố gắng đạt đượcmức độ thành công nhất định. Mặc dù hầu hết các đàn tôm thành thục tự nhiên nhiễmđốm trắng nhưng chúng vẫn khỏe mạnh bởi vì chúng tồn tại trong sự hoà hợp với tựnhiên. Trong sinh sản nhân tạo đòi hỏi cũng phải có điều kiện tương tự như vậy. Đối vớisự lây nhiễm virút thì sự lây nhiễm theo chiều ngang đã được xác định rõ ràng và thậmchí theo chiều dọc cũng được nghi ngờ ở một số thể virút nào đó. Lựa chọn tôm bố mẹ Hầu hết khuynh hướng hiện nay ở các trại giống qui mô nhỏ là mua cả những tôm từngư dân đánh bắt được ở những thủy vực nông cạn. Không may, những đàn tôm ở nhữngthủy vực này hiện ngày càng phải chịu ảnh hưởng của lượng nước thải có chứa virus từcác vuông nuôi tôm. Tôm sú từ những vùng không bị ô nhiễm, ngoài khơi sâu (ở 100 sải= 182m) có màu hơi đỏ với vằn hơi nâu. Các cá thể tôm bố mẹ như thế thường khôngnhiễm virus và rất thích hợp cho sinh sản nhân tạo, tuy nhiên chúng rất hiếm thấy. Tômgiống được sản xuất từ những đàn tôm này đã được ghi nhận là nuôi thành công. Tômngoài tự nhiên duy trì một sự cân bằng vi khuẩn trong ống tiêu hóa của chúng. Virus nếucó hiện diện sẽ bị làm yếu đi hoàn toàn và không gây hại do một cơ chế bảo vệ vật chủhữu hiệu so với những cá thể trong thủy vực nông cạn. Những đàn tôm sú không nhiễmbệnh từ các vùng ven bờ như thềm lục địa biển Arabian (khu vực của Ấn độ) có thể đượckiểm tra qua máy dò ADN (Lightner ctv, 1992) để phát hiện virus bằng cách lấy mẫu ởchân bơi mà không gây chết. Một vài quần thể con đực không nhiễm virus đã qua kiểmđịnh được sử dụng cho việc đa thụ tinh đồng loạt (bằng cách chuyển tinh) của những bầytôm đánh bắt ở vùng biển sâu của vịnh Bengal. Thêm vào đó, những bầy tôm cái mớithành thục của vùng Andamans có thể được khai thác một cách thận trọng. Một chínhsách có tính quốc gia về việc kiểm soát nguồn tạo giống và nguồn di truyền nên đượcthiết lập. Những cá thể đực/cái đã sinh sản trong đàn với nhau nên tránh sử dụng do sự bổsung những gen mới vào trong quần thể bị giới hạn. Kết quả là con cháu cuối cùng sẽ mấtđi sức đề kháng với bệnh. Các trung tâm phân phối ở Andamans cần được tổ chức đểphân phối tôm mẹ/ấu trùng đã qua kiểm dịch bằng đường không. Phân tích mô hình tuổinhững tôm già hơn chủ yếu tương quan với chiều dài giáp đầu ngực, tổng chiều dài thânvà trọng lượng và giúp theo dõi phần trăm tỉ lệ gia tăng cơ thể trên lần lột xác và số lầnđẻ có thể xảy ra trong tự nhiên. Do chưa từng bị tấn cống bởi virus, tất cả các cá thể tôm bố mẹ đánh bắt ngoài tựnhiên nên được cách ly khỏi các khu vực trại giống như một phần của qui trình kiểmdịch. Tôm bố mẹ được giữ trong các ao 400m2, thích hợp hơn là được giữ trong các nhà okính làm bằng nhựa trong LDPE 92% nơi đảm bảo nhiệt độ luôn cao hơn bên ngoài 4 C.Trong 1 tuần tôm bố mẹ được cách ly trong các giai trong ao nuôi vỗ và được cho ăn chếphẩm vắc xin Vibrio anguillarum qua tiêm vào thức ăn tươi sống như mực. Vắc xinVibrio anguillarum tiêm vào thức ăn tươi sống có thể cải thiện đường ruột và ngăn chặnsự lây truyền của virút theo chiều dọc trong các bể nuôi vỗ thành thục. Tất cả các tácnhân có thể mang virus như nhuyễn thể, cua và thịt tôm đều cấm sử dung làm thức ăntươi sống cho tôm bố mẹ. Giun nhiều tơ nuôi trong khay, mực tươi và những loại thức ănchứa caroten được khuyến khích sử dụng (Wasilieski và Skatrud 1995). Sau đó, tôm bốmẹ được thả ra khỏi giai vào trong ao nuôi vỗ. Vì nhiệt độ thấp có thể làm giảm khả năngăn và tiêu hóa vi sinh và ngay cả phá hủy những yếu tố kháng nguyên bảo vệ, nhà kínhvới mái nhựa sẽ giúp tránh được những tác động trên. Hơn nữa việc sử dụng các loại vắcxin mà tính năng hoạt động của virus được làm giảm đi hơn là virus đã chết đòi hỏi liềulượng cấy vào ít hơn, đây là một yếu tố hấp dẫn trong việc xử lý số lượng lớn tôm bố mẹ.Hầu hết mầm bệnh (virus) là những vi sinh vật cơ hội và chỉ tấn công khi cơ chế bảo vệcủa vật chủ đã yếu đi. Xét ...