Danh mục

Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3-4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.72 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài báo này đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi và nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3-4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 166-173This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0019CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮCHO TRẺ MẪU GIÁO KHIẾM THÍNH 3 - 4 TUỔI TRONG MÔI TRƯỜNGGIÁO DỤC HÒA NHẬPBùi Thị LâmKhoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng trọng giáo dục trẻ khiếm thính3 - 4 tuổi và chơi là phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung bài báonày đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biệnpháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi vànhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể. Các biện pháp được đềxuất đảm bảo các yêu cầu của tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tác động vào toànbộ quá trình tổ chức trò chơi với sự phối hợp giữa giáo viên lớp mẫu giáo với giáo viên hỗtrợ và gia đình trẻ khiếm thính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trò chơi.1.Mở đầuTrong giáo dục trẻ khiếm thính, nghiên cứu tìm kiếm các phương pháp, biện pháp phát triểnngôn ngữ luôn là vấn đề trung tâm và được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong các nghiên cứucủa Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Raver, S.A. . . [4, 6, 7].Các nhà nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo đều thốngnhất rằng: để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi này đạt hiệu quả, nhà giáo dục cầntìm ra các biện pháp tổ chức các hoạt động và tạo môi trường giao tiếp để thông qua đó trẻ họcngôn ngữ, chứ không phải không phải là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Ủng hộ quan điểm này, một số nhàkhoa học như: Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Elizabeth, A. and Nerys, R., Raver, S.A.,. . . [2,4, 6, 7] đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của trò chơi trong quá trình phát triển ngôn ngữcho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo.Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính đã được các tác giả Yoshinaga-Itano,C., Mary, P.M., Hahshie, J và cộng sự, Kuder S. Jay,. . . [3, 4, 5, 7] đề xuất trong những nghiên cứucủa mình, song những nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào hỗ trợ trẻ trong hoạt động can thiệpcá nhân.Ở Việt Nam, hỗ trợ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính độ tuổi mẫu giáo là một mụctiêu quan trọng của các chương trình can thiệp sớm. Song nghiên cứu các biện pháp phát triểnngôn ngữ cho trẻ đặc biệt trong môi trường giáo dục hòa nhập còn rất hạn chế. Độ tuổi 3 - 4 tuổiNgày nhận bài: 15/11/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016.Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn166Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...là điểm giữa của giai đoạn can thiệp sớm. Ở lứa tuổi này trẻ khiếm thính vừa chuyển từ chươngtrình hướng dẫn phụ huynh sang chương trình mẫu giáo hòa nhập. Sau quá trình đeo máy trợ thính,trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu, đây là thời điểm cần sự hỗ trợ từ môitrường giao tiếp và các chiến lược can thiệp để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để trẻkhiếm thính đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của cuối độ tuổi mẫu giáo cầncó một quá trình tác động có hệ thống.Bài viết này giới thiệu một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻkhiếm thính 3 - 4 tuổi giúp giáo viên mầm non tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếmthính một cách có mục đích, hệ thống, khoa học song vẫn đảm bảo được sự vui vẻ, tự nhiên củatrò chơi.2.2.1.Nội dung nghiên cứuKhái niệm biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻkhiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhậpBiện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4tuổi là những cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động chơi cùng nhau giữa giáo viên và trẻ dựatrên đặc điểm khả năng, nhu cầu của trẻ khiếm thính và điều kiện môi trường giáo dục hòa nhậpnhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong trò chơi.2.2.Cơ sở khoa học định hướng xây dựng biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻkhiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập- Dựa trên quan điểm xã hội về trẻ khiếm thính, đó là những trẻ có sự suy giảm hay mấtkhả năng nghe, làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ hoặc mất tiếng nói gây hạn chế chức nănggiao tiếp [4]. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một mặt cần hỗ trợ thính học để giúp trẻ nghe đượctốt hơn, đồng thời phải có các biện pháp trợ giúp trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính, có đặc trưng là ngôn ngữ nói chậm phát triểnvà có một số khác biệt, song không có kết quả nghiên cứu cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: