CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ
Số trang: 84
Loại file: pdf
Dung lượng: 853.11 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hai nhóm căn cứ. Theo BLDS Ðiều 286, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ sau đây: 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi dân sự đơn phương; 3 - Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật; 4 - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 5 - Thực hiện công việc không có ủy quyền; 6 - Những căn cứ khác do pháp luật quy định. Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤCÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤGiới thiệu chung về nghĩa vụCHƯƠNG I: GIAO DỊCH DÂN SỰ 1.Hợp đồng 2.Hành vi dân sự đơn phươngCHƯƠNG II: SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1.Trách nhiệm dân sự 2. Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý 3.Thực hiện công việc không có uỷ quyền 4.Nghĩa vụ do luật tạo ra trong những trường hợp đặc thùHai nhóm căn cứ. Theo BLDS Ðiều 286, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căncứ sau đây: 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi dân sự đơn phương; 3 - Chiếm hữu,sử dụng tài sản, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật; 4 - Gây thiệt hạido hành vi trái pháp luật; 5 - Thực hiện công việc không có ủy quyền; 6 - Nhữngcăn cứ khác do pháp luật quy định. Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinhtừ luật. Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng luật có xu hướng thừa nhận sự phát sinhcủa nghĩa vụ từ hai nguồn chính: 1 - Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chí của chủthể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 - Các sự kiện pháp lý,tức là các sự việc dẫn đến sự ràng buộc chủ thể của quan hệ pháp luật vào mộtnghĩa vụ, độc lập với ý chí của chủ thể đó.Chương IGIAO DỊCH DÂN SỰNhận định sơ bộ. Luật hiện hành ghi nhận hai loại giao dịch dân sự: hành vi dânsự đơn phương và hợp đồng (BLDS 130). Không phải hợp đồng nào cũng làmphát sinh nghĩa vụ: có những hợp đồng có tác dụng thay đổi, chấm dứt hoặcchuyển giao nghĩa vụ đã có sẵn. Ví dụ: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là một hợpđồng không làm phát sinh một nghĩa vụ nào; chuyển giao quyền yêu cầu là mộthợp đồng có tác dụng chuyển quyền yêu cầu từ một chủ thể này sang một chủ thểkhác chứ không tạo ra quyền yêu cầu mới. Trong luật la tinh, “hợp đồng” là sựthỏa thuận để làm phát sinh nghĩa vụ; còn sự thỏa thuận theo nghĩa tổng quát nhất,làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ, gọi là “giao ước”.Trong các phân tích sau đây, “hợp đồng” được hiểu như là sự thỏa thuận làm phátsinh nghĩa vụ, tức là tương ứng với hợp đồng trong quan niệm la tinh.Cũng như vậy, không phải hành vi đơn phương nào cũng nhằm tạo ra nghĩa vụ:lập di chúc là một hành vi đơn phương có tác dụng chuyển giao tài sản của ngườilập di chúc cho người thừa kế theo di chúc hoặc người được di tặng chứ không tạora nghĩa vụ ràng buộc người lập di chúc; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồnglà hành vi dân sự đơn phương có tác dụng chấm dứt một nghĩa vụ tồn tại trước đó.Nói chung, chỉ có cam kết đơn phương, tức là hành vi dân sự theo đó, một ngườichủ động cam kết thực hiện việc chuyển giao một quyền, làm hoặc không làm mộtviệc, mới có khả năng làm phát sinh nghĩa vụ, ví dụ: hứa thưởng. Nghĩa vụ xác lậptừ các cam kết đơn phương, dẫu sao, là vấn đề khá tế nhị trong luật Việt Nam hiệnhành.Mục I. Hợp đồngLý thuyết chung về hợp đồng. Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệgiữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quanhệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thươngmại, lao động, thậm chí trong lĩnh vực hành chính. Mỗi loại hợp đồng đồng, trongmỗi lĩnh vực, có những đặc điểm rất riêng và, do đó, được chi phối bởi những quyđịnh riêng. Tuy nhiên, là sản phẩm của sự gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đềuhình thành và vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắccơ bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháplý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi là luật chungvề hợp đồng. Trong luật La Mã, khái niệm hợp đồng hình thành tương đối muộn. mãi đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên, người La mã mới biết sử dụng thuật ngữ contractus để chỉ sự thoả thuận ý chí của hai hay nhiều ngườI nhằm xác lập nghĩa vụ. Người La mã không có lý thuyết chung về hợp đồng mà chỉ có các nhóm quy tắc áp dụng cho các loại hợp đồng khác nhau. Luật Anh-Mỹ có lý thuyết chung về hợp đồng như trong luật la tinh. Song đó là một lý thuyết mà người ta chỉ có thể hiểu được một khi từ bỏ hầu như tất cả các khái niệm của luật latinh và tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua chính lăng kính của văn hoá pháp lý Anh-Mỹ. Đối với người Anh hoặc Mỹ hoặc bất kỳ người nào thấm nhuần văn hoá pháp lý Anh-Mỹ, hợp đồng là một vụ trao đổi, một bargain; quan hệ kết ước hình thành trong điều kiện một bên quan tâm đến cái mà bên kia mang lại cho mình, gọi là vật đánh đổi (consideration).Tiết I. Khái niệm hợp đồngI. Định nghĩaSự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng. Hợp đồng làm phátsinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: các bên giao kết thống nhất ý chí về việcràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng thái độ xử sự của một bênnhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc đối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤCÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤGiới thiệu chung về nghĩa vụCHƯƠNG I: GIAO DỊCH DÂN SỰ 1.Hợp đồng 2.Hành vi dân sự đơn phươngCHƯƠNG II: SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1.Trách nhiệm dân sự 2. Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý 3.Thực hiện công việc không có uỷ quyền 4.Nghĩa vụ do luật tạo ra trong những trường hợp đặc thùHai nhóm căn cứ. Theo BLDS Ðiều 286, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căncứ sau đây: 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi dân sự đơn phương; 3 - Chiếm hữu,sử dụng tài sản, được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật; 4 - Gây thiệt hạido hành vi trái pháp luật; 5 - Thực hiện công việc không có ủy quyền; 6 - Nhữngcăn cứ khác do pháp luật quy định. Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinhtừ luật. Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng luật có xu hướng thừa nhận sự phát sinhcủa nghĩa vụ từ hai nguồn chính: 1 - Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chí của chủthể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 - Các sự kiện pháp lý,tức là các sự việc dẫn đến sự ràng buộc chủ thể của quan hệ pháp luật vào mộtnghĩa vụ, độc lập với ý chí của chủ thể đó.Chương IGIAO DỊCH DÂN SỰNhận định sơ bộ. Luật hiện hành ghi nhận hai loại giao dịch dân sự: hành vi dânsự đơn phương và hợp đồng (BLDS 130). Không phải hợp đồng nào cũng làmphát sinh nghĩa vụ: có những hợp đồng có tác dụng thay đổi, chấm dứt hoặcchuyển giao nghĩa vụ đã có sẵn. Ví dụ: thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là một hợpđồng không làm phát sinh một nghĩa vụ nào; chuyển giao quyền yêu cầu là mộthợp đồng có tác dụng chuyển quyền yêu cầu từ một chủ thể này sang một chủ thểkhác chứ không tạo ra quyền yêu cầu mới. Trong luật la tinh, “hợp đồng” là sựthỏa thuận để làm phát sinh nghĩa vụ; còn sự thỏa thuận theo nghĩa tổng quát nhất,làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ, gọi là “giao ước”.Trong các phân tích sau đây, “hợp đồng” được hiểu như là sự thỏa thuận làm phátsinh nghĩa vụ, tức là tương ứng với hợp đồng trong quan niệm la tinh.Cũng như vậy, không phải hành vi đơn phương nào cũng nhằm tạo ra nghĩa vụ:lập di chúc là một hành vi đơn phương có tác dụng chuyển giao tài sản của ngườilập di chúc cho người thừa kế theo di chúc hoặc người được di tặng chứ không tạora nghĩa vụ ràng buộc người lập di chúc; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồnglà hành vi dân sự đơn phương có tác dụng chấm dứt một nghĩa vụ tồn tại trước đó.Nói chung, chỉ có cam kết đơn phương, tức là hành vi dân sự theo đó, một ngườichủ động cam kết thực hiện việc chuyển giao một quyền, làm hoặc không làm mộtviệc, mới có khả năng làm phát sinh nghĩa vụ, ví dụ: hứa thưởng. Nghĩa vụ xác lậptừ các cam kết đơn phương, dẫu sao, là vấn đề khá tế nhị trong luật Việt Nam hiệnhành.Mục I. Hợp đồngLý thuyết chung về hợp đồng. Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệgiữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quanhệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thươngmại, lao động, thậm chí trong lĩnh vực hành chính. Mỗi loại hợp đồng đồng, trongmỗi lĩnh vực, có những đặc điểm rất riêng và, do đó, được chi phối bởi những quyđịnh riêng. Tuy nhiên, là sản phẩm của sự gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đềuhình thành và vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắccơ bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháplý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi là luật chungvề hợp đồng. Trong luật La Mã, khái niệm hợp đồng hình thành tương đối muộn. mãi đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên, người La mã mới biết sử dụng thuật ngữ contractus để chỉ sự thoả thuận ý chí của hai hay nhiều ngườI nhằm xác lập nghĩa vụ. Người La mã không có lý thuyết chung về hợp đồng mà chỉ có các nhóm quy tắc áp dụng cho các loại hợp đồng khác nhau. Luật Anh-Mỹ có lý thuyết chung về hợp đồng như trong luật la tinh. Song đó là một lý thuyết mà người ta chỉ có thể hiểu được một khi từ bỏ hầu như tất cả các khái niệm của luật latinh và tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua chính lăng kính của văn hoá pháp lý Anh-Mỹ. Đối với người Anh hoặc Mỹ hoặc bất kỳ người nào thấm nhuần văn hoá pháp lý Anh-Mỹ, hợp đồng là một vụ trao đổi, một bargain; quan hệ kết ước hình thành trong điều kiện một bên quan tâm đến cái mà bên kia mang lại cho mình, gọi là vật đánh đổi (consideration).Tiết I. Khái niệm hợp đồngI. Định nghĩaSự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng. Hợp đồng làm phátsinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: các bên giao kết thống nhất ý chí về việcràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng thái độ xử sự của một bênnhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc đối ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
các căn cứ xác lập nghĩa vụ trách nhiện dân sự hành vi dân sự đơn phương giao dịch dân sự sự kiện pháp lý trách nhiệm dân sựTài liệu liên quan:
-
7 trang 388 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 322 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 203 1 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 1
268 trang 111 0 0 -
Một số vướng mắc thực tiễn trong pháp luật về đặt cọc
4 trang 93 0 0 -
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2005
4 trang 76 0 0 -
Quyết định 894/QĐ-CTN năm 2013
7 trang 49 0 0 -
Quyết định 819/QĐ-CTN năm 2013
2 trang 49 0 0 -
Quyết định 902/QĐ-CTN năm 2013
2 trang 48 0 0 -
Quyết định 903/QĐ-CTN năm 2013
71 trang 48 0 0