Danh mục

Các cây thủy sinh Tảo Spartina anglica

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.70 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cây thủy sinh Tảo Spartina anglica Các cây thủy sinh Tảo Spartina anglica Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển. Cỏ biển Caulerpa Cỏ biển Caulerpa là loài thực vật thuỷ sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh. Bèo Nhật Bản èo Nhật Bản phát triển nhanh trong các thuỷ vực là làm tắc nghẽn đường thuỷ, cản trở giao thông thuỷ, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thuỷ sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực. Tên thường gọi: Bèo Nhật Bản, Bèo Lục Bình (có ở Việt Nam) Cây Tiêu Thảo Đặc tính: Tiêu thảo phù hợp với môi trường ít ánh sáng, dư sáng sẽ tạo điều kiện cho tảo mọc phủ trên lá vốn chậm phát triển của loài này. Tiêu thảo phát triển chậm mà chắc, nên hạn chế di chuyển, mỗi lần trồng lại làm chúng ngừng phát triển trong 1 thời gian dài. Tốt nhất là trồng tiêu thảo vào chậu để tiện di chuyển. Kẻ thù. Không cần lo lắng khi trồng tiêu thảo trong hồ có các loài cichlids như thần tiên, phượng hoàng, cá dế. Cần tránh các loại cá như silver dollars và plecos. Nếu trồng chung với các loại cây phát triển nhanh, cần bón thêm phân cho tiêu thảo. Bón thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn là thỉnh thoảng với 1 lượng lớn. Chăm sóc. Tiêu thảo (cũng như hầu hết các cây thân rễ) bám rễ tốt trên nền sỏi cỡ nhỏ. Bộ rễ phát triển và lan rộng ngay bên dưới bề mặt nền. Nếu nền chặt khít sẽ làm ảnh hưởng tới bộ rễ. Nhân giống. Ít người thu hoạch cây con từ hạt tiêu thảo. Cần phải từ từ hạ mực nước tới khi xuất hiện nụ hoa bé xíu rồi thụ phấn. Thường thì người ta nhân cây con từ bộ rễ. Tiêu thảo bị tàn. Không nên ngâm tiêu thảo trong nước quá lâu hay di chuyển chúng sang hồ có điều kiện ánh sáng khác biệt, chúng sẽ có hiện tượng úa hoặc rữa lá. Trồng chúng xuống nền và kiên nhẫn chờ, qua 1 thời gian tiêu thảo sẽ mọc lạ i . Bèo Tai Chuột Bèo tai chuột lớn có tên khoa học Salvinia molesta D.S. Mitchell, họ Salviniaceae, tên tiếng Anh là giant water fern, hay giant salvinia). Đây là loài khuy ết thực vật thủy sinh có nguồn gốc ở Nam Mỹ (nam Brazil đến bắc Argentina), thích nghi với khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bèo tai chuột lớn sống ở nước ngọt, nổi trên mặt nước, thường mọc ở môi trường nước tĩnh hoặc chảy chậm trong các ruộng lúa, ao, hồ, đầm lầy, kênh mương và sông rạch nhỏ. Ngoài tự nhiên, chúng lan tràn t ừ nơi này sang nơi khác chủ yếu qua dòng nước, ngoài ra còn bám vào các phương tiện vận tải thủy. Bèo tai chuột lớn cũng hay được sử dụng trong các hồ thủy cảnh và việc buôn bán sinh vật cảnh là một trong những con đường lan truyền quan trọng. Bèo tai chuột lớn có tốc độ mọc rất nhanh, hình thành nên những thảm dày, có khi đến 60 cm, che phủ hoàn toàn mặt nước. Lớp thảm đó có tác dụng ngăn cản ánh sáng và làm giảm sự xâm nhập của ôxy vào môi trường nước. Chúng có khả năng tạo ra một lượng sinh khối tươi rất lớn, đến 400 tấn/ha. Sự phân hủy lượng sinh khối này làm hàm lượng ôxy hòa tan trong nước tiếp tục suy giảm, tạo nên một môi trường bất lợi cho phần lớn các thủy sinh vật. Sự xâm lấn của bèo tai chuột lớn vào các thủy vực tự nhiên và nhân tạo có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế. Chúng có khả năng làm tắc nghẽn các kênh cấp thoát nước, các cửa lấy nước của công trình thủy lợi, hạn chế giao thông thủy, làm giảm lượng thủy sản và gây khó khăn cho việc đánh bắt. Lớp thảm dày còn tạo điều kiện cho sự gia tăng các bệnh truyền qua môi trường nước như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não. Khảo sát thực địa trên cả nước trong các năm qua chưa ghi nhận sự hiện diện của bèo tai chuột lớn trong các thủy vực tự nhiên ở Việt Nam. Cơ sở dữ liệu toàn cầu mới nhất về sinh vật ngoại lai xâm hại (phiên bản tháng 7/2006) cũng không ghi nhận loài này có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây, bèo tai chuột lớn đã xuất hiện trong một số vườn thủy cảnh ở TP HCM. Giám đốc một công ty thiết kế sân vườn nổi tiếng ở TP HCM cho biết loài này đã được sử dụng trong các hồ thủy cảnh một vài năm nay. Kỹ thuật viên của công ty cũng cho biết bèo tai chuột lớn được công ty ươm nuôi trong các lu vại để sử dụng cho các công trình và phải thường xuyên vớt bỏ đi vì tốc độ mọc quá nhanh. Một khi đã có mặt trong các hồ thủy cảnh, không sớm thì muộn bèo tai chuột lớn sẽ thoát ra ngoài tự nhiên. ...

Tài liệu được xem nhiều: