Các chiến lược thích ứng với thiên tai của địa phương: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.75 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong khuôn khổ nghiên cứu trường hợp được thực hiện ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), bài viết này tập trung mô tả và phân tích những biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như hệ thống sản xuất diễn ra sau khi đập Ba Lai được xây dựng vào đầu những năm 2000 để chống xâm nhập mặn và trữ nước ở thượng nguồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiến lược thích ứng với thiên tai của địa phương: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre52 Olivier TessierCÁC CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI CỦA ĐỊA PHƯƠNG:NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE TS. Olivier Tessier Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) Email: olivier.tessier@efeo.net Tóm tắt: Trong khuôn khổ nghiên cứu trường hợp được thực hiện ở huyện Bình Đại(tỉnh Bến Tre), bài viết này tập trung mô tả và phân tích những biến đổi của môi trường tựnhiên cũng như hệ thống sản xuất diễn ra sau khi đập Ba Lai được xây dựng vào đầu nhữngnăm 2000 để chống xâm nhập mặn và trữ nước ở thượng nguồn. Nội dung chính của bài viếthướng đến việc mô tả tác động của hai đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng trong năm2016 và 2020, đồng thời phân tích các chiến lược thích ứng được người dân và chính quyềnđịa phương triển khai để ứng phó. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những điểm còn hạn chếtrong giải pháp và chiến lược được triển khai ở cấp độ cá nhân và tập thể. Từ khóa: Đập Ba Lai, hệ thống cây trồng, nuôi trồng thủy sản, thiên tai, hạn hán - xâmnhập mặn, thích ứng, di cư. Abstract: This article is the result of a case study conducted in Binh Dai district, BenTre province. It aims to describe and analyse the changes in the natural environment andproduction system that occurred after the construction of Ba Lai Dam in the early 2000s,which was built to combat saline intrusion and store water upstream. The article’s primaryfocus is to describe the impact of severe drought and saltwater intrusion in 2016 and 2020and analyse the adaptation strategies of local people and authorities. Based on this, thearticle identifies the shortcomings in solutions and strategies deployed at both individual andcollective levels. Keywords: Ba Lai Dam, crop system, aquaculture, natural disasters, drought, salineintrusion, adaptation, migration. Ngày nhận bài: 6/3/2023; ngày gửi phản biện: 8/3/2023; ngày duyệt đăng: 9/4/2023. Mở đầu Câu hỏi liên quan đến việc áp dụng các chiến lược, sáng kiến và biện pháp nhằm giảmthiểu tính dễ bị tổn thương của các hệ thống tự nhiên và nhân văn trước tác động của biến đổikhí hậu là câu hỏi tối quan trọng cho tương lai của xã hội loài người. Tuy nhiên, câu hỏi nàylại quá nhấn mạnh đến cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong nhữngT¹p chÝ D©n téc häc sè 2 – 2023 53quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo (đặc biệt nhờ vàocác cánh đồng pin mặt trời rộng lớn). Tuy nhiên, do các đặc điểm riêng của mình (hai đồngbằng châu thổ rất đông dân cư, bờ biển dài hơn 3000km, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kèmtheo các hoạt động gây ô nhiễm...) và những vấn đề khác chưa được kiểm soát thực sự hiệuquả (các hành động cụ thể chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp độ toàn cầu nhằm hạn chế phátthải khí nhà kính nói riêng), nên Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặngnề nhất của biến đổi khí hậu. Do đó, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọngcho cả hiện tại và tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh đến nghiên cứu cácchiến lược từ cấp độ địa phương để thích ứng với biến đổi khí hậu dễ dẫn đến lầm tưởng rằngchúng ta có thể xác định và cô lập những biến đổi này. Thật vậy, việc thay đổi hành vi hoặcphương thức tiêu dùng có thể là do sự kết hợp của một loạt các ràng buộc và cơ hội về mặtmôi trường, xã hội, kinh tế, chính trị hoặc thậm chí là kỹ thuật. Ngoài ra, việc xây dựng cácchiến lược cá nhân và/hoặc tập thể để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu cần phải vượt rakhỏi khuôn khổ của nó. Việc xây dựng chiến lược thích ứng cần tích hợp và kết hợp giữanhận thức và đánh giá các yếu tố thực tế (chẳng hạn như sự gia tăng mực nước trong kênh),kết hợp giữa quan niệm văn hóa và chuẩn mực hành vi để các biện pháp được áp dụng tươngthích với các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái cũng như trong cộng đồng. Bài viết này tìm hiểu ảnh hưởng của hai đợt hạn hán xâm nhập mặn (năm 2016 và 2020)đến hệ thống sản xuất nông nghiệp, việc nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre)và nguồn nước sinh hoạt của người dân. Loại hình thiên tai này có nguy cơ lặp lại và gia tăngcường độ trong những năm tới. Tác động của hai đợt hạn hán - nhiễm mặn nghiêm trọng nóitrên phải được xem xét cùng với những biến đổi sâu sắc về môi trường vật chất và đời sốngcon người do việc xây dựng con đập cách đây hai mươi năm ở huyện này. Con đập có haimục tiêu chính là chống lại sự xâm nhập mặn ở sông Ba Lai và tạo ra hồ chứa nước rộng lớnở thượng nguồn. Bài viết cũng mô tả các chiến lược thích ứng, được xây dựng tại địa phươngsau hai đợt thiên tai này và sự điều chỉnh các chiến lược kể từ khi vận hành con đập này. 1. Sự thay đổi của hệ thống sản xuất để thích ứng với điều kiện thủy nông mới dođập Ba Lai tạo ra Tại tỉnh Bến Tre, các biện pháp chính được áp dụng để chống lại sự gia tăng của nướclợ trong nước sông và đất liền là xây dựng các đập, cống và kè. Chính trong khuôn khổ củachính sách ngăn mặn này, đập Ba Lai - công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh đã được xây dựngtrên con sông cùng tên tại điểm cách cửa sông khoảng 10km (xem Hình 1). Con đập này làmột trong 9 dự̣ án quy hoạch1, đầu tư, xây dựng của tỉnh nhằm mục tiêu tương tự với các dựán khác ở toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đó là thích ứng với biến đổi khíhậu, đặc biệt là nước biển dâng kết hợp với xu hướng giảm lưu lượng ở các dòng sông2.1 Tám công trình khác được chia thành 2 phần (Bắc Bến Tre và Nam Bến Tre): Âu thuyền cầu Bến Tre; cống Cầu Giao Hòa;Âu thuyền Bến Rớ, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiến lược thích ứng với thiên tai của địa phương: Nghiên cứu trường hợp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre52 Olivier TessierCÁC CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI CỦA ĐỊA PHƯƠNG:NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE TS. Olivier Tessier Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) Email: olivier.tessier@efeo.net Tóm tắt: Trong khuôn khổ nghiên cứu trường hợp được thực hiện ở huyện Bình Đại(tỉnh Bến Tre), bài viết này tập trung mô tả và phân tích những biến đổi của môi trường tựnhiên cũng như hệ thống sản xuất diễn ra sau khi đập Ba Lai được xây dựng vào đầu nhữngnăm 2000 để chống xâm nhập mặn và trữ nước ở thượng nguồn. Nội dung chính của bài viếthướng đến việc mô tả tác động của hai đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng trong năm2016 và 2020, đồng thời phân tích các chiến lược thích ứng được người dân và chính quyềnđịa phương triển khai để ứng phó. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những điểm còn hạn chếtrong giải pháp và chiến lược được triển khai ở cấp độ cá nhân và tập thể. Từ khóa: Đập Ba Lai, hệ thống cây trồng, nuôi trồng thủy sản, thiên tai, hạn hán - xâmnhập mặn, thích ứng, di cư. Abstract: This article is the result of a case study conducted in Binh Dai district, BenTre province. It aims to describe and analyse the changes in the natural environment andproduction system that occurred after the construction of Ba Lai Dam in the early 2000s,which was built to combat saline intrusion and store water upstream. The article’s primaryfocus is to describe the impact of severe drought and saltwater intrusion in 2016 and 2020and analyse the adaptation strategies of local people and authorities. Based on this, thearticle identifies the shortcomings in solutions and strategies deployed at both individual andcollective levels. Keywords: Ba Lai Dam, crop system, aquaculture, natural disasters, drought, salineintrusion, adaptation, migration. Ngày nhận bài: 6/3/2023; ngày gửi phản biện: 8/3/2023; ngày duyệt đăng: 9/4/2023. Mở đầu Câu hỏi liên quan đến việc áp dụng các chiến lược, sáng kiến và biện pháp nhằm giảmthiểu tính dễ bị tổn thương của các hệ thống tự nhiên và nhân văn trước tác động của biến đổikhí hậu là câu hỏi tối quan trọng cho tương lai của xã hội loài người. Tuy nhiên, câu hỏi nàylại quá nhấn mạnh đến cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong nhữngT¹p chÝ D©n téc häc sè 2 – 2023 53quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo (đặc biệt nhờ vàocác cánh đồng pin mặt trời rộng lớn). Tuy nhiên, do các đặc điểm riêng của mình (hai đồngbằng châu thổ rất đông dân cư, bờ biển dài hơn 3000km, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ kèmtheo các hoạt động gây ô nhiễm...) và những vấn đề khác chưa được kiểm soát thực sự hiệuquả (các hành động cụ thể chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp độ toàn cầu nhằm hạn chế phátthải khí nhà kính nói riêng), nên Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặngnề nhất của biến đổi khí hậu. Do đó, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọngcho cả hiện tại và tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh đến nghiên cứu cácchiến lược từ cấp độ địa phương để thích ứng với biến đổi khí hậu dễ dẫn đến lầm tưởng rằngchúng ta có thể xác định và cô lập những biến đổi này. Thật vậy, việc thay đổi hành vi hoặcphương thức tiêu dùng có thể là do sự kết hợp của một loạt các ràng buộc và cơ hội về mặtmôi trường, xã hội, kinh tế, chính trị hoặc thậm chí là kỹ thuật. Ngoài ra, việc xây dựng cácchiến lược cá nhân và/hoặc tập thể để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu cần phải vượt rakhỏi khuôn khổ của nó. Việc xây dựng chiến lược thích ứng cần tích hợp và kết hợp giữanhận thức và đánh giá các yếu tố thực tế (chẳng hạn như sự gia tăng mực nước trong kênh),kết hợp giữa quan niệm văn hóa và chuẩn mực hành vi để các biện pháp được áp dụng tươngthích với các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái cũng như trong cộng đồng. Bài viết này tìm hiểu ảnh hưởng của hai đợt hạn hán xâm nhập mặn (năm 2016 và 2020)đến hệ thống sản xuất nông nghiệp, việc nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre)và nguồn nước sinh hoạt của người dân. Loại hình thiên tai này có nguy cơ lặp lại và gia tăngcường độ trong những năm tới. Tác động của hai đợt hạn hán - nhiễm mặn nghiêm trọng nóitrên phải được xem xét cùng với những biến đổi sâu sắc về môi trường vật chất và đời sốngcon người do việc xây dựng con đập cách đây hai mươi năm ở huyện này. Con đập có haimục tiêu chính là chống lại sự xâm nhập mặn ở sông Ba Lai và tạo ra hồ chứa nước rộng lớnở thượng nguồn. Bài viết cũng mô tả các chiến lược thích ứng, được xây dựng tại địa phươngsau hai đợt thiên tai này và sự điều chỉnh các chiến lược kể từ khi vận hành con đập này. 1. Sự thay đổi của hệ thống sản xuất để thích ứng với điều kiện thủy nông mới dođập Ba Lai tạo ra Tại tỉnh Bến Tre, các biện pháp chính được áp dụng để chống lại sự gia tăng của nướclợ trong nước sông và đất liền là xây dựng các đập, cống và kè. Chính trong khuôn khổ củachính sách ngăn mặn này, đập Ba Lai - công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh đã được xây dựngtrên con sông cùng tên tại điểm cách cửa sông khoảng 10km (xem Hình 1). Con đập này làmột trong 9 dự̣ án quy hoạch1, đầu tư, xây dựng của tỉnh nhằm mục tiêu tương tự với các dựán khác ở toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đó là thích ứng với biến đổi khíhậu, đặc biệt là nước biển dâng kết hợp với xu hướng giảm lưu lượng ở các dòng sông2.1 Tám công trình khác được chia thành 2 phần (Bắc Bến Tre và Nam Bến Tre): Âu thuyền cầu Bến Tre; cống Cầu Giao Hòa;Âu thuyền Bến Rớ, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đập Ba Lai Hệ thống cây trồng Nuôi trồng thủy sản Xâm nhập mặn Chiến lược thích ứng với thiên tai Chống xâm nhập mặnGợi ý tài liệu liên quan:
-
78 trang 344 2 0
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 253 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 244 0 0 -
225 trang 222 0 0
-
2 trang 199 0 0
-
Tìm hiểu các kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (Tập 1): Phần 1
66 trang 199 0 0 -
7 trang 189 0 0
-
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 184 0 0 -
13 trang 181 0 0
-
91 trang 175 0 0