Các chiêu PR mới trong điện ảnh
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 137.37 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
TTCT - Làm thế nào để bán được vé? Đó luôn là câu hỏi số 1 của giới sản xuất bỏ vốn đầu tư một sản phẩm điện ảnh. Quảng cáo ầm ĩ ư? Dán poster đầy phố? Chiếu trailer (trích đoạn ngắn) lên mạng?
Đã xuất hiện nhiều cách tiếp thị điện ảnh chuyên nghiệp khác hiệu quả hơn...
Công nghiệp PR (quan hệ công chúng) đang thâm nhập mạnh vào công nghiệp tiếp thị điện ảnh chuyên nghiệp, đẩy vai trò quảng cáo xuống vị trí thứ hai......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiêu PR mới trong điện ảnh Các chiêu PR mới trong điện ảnh Nguồn: vietnammarcom.edu.vn Các chiêu PR mới trong điện ảnh TTCT - Làm thế nào để bán được vé? Đó luôn là câu hỏi số 1 của giới sản xuất bỏ vốn đầu tư một sản phẩm điện ảnh. Quảng cáo ầm ĩ ư? Dán poster đầy phố? Chiếu trailer (trích đoạn ngắn) lên mạng? Đã xuất hiện nhiều cách tiếp thị điện ảnh chuyên nghiệp khác hiệu quả hơn... Công nghiệp PR (quan hệ công chúng) đang thâm nhập mạnh vào công nghiệp tiếp thị điện ảnh chuyên nghiệp, đẩy vai trò quảng cáo xuống vị trí thứ hai. PR thông qua hình thức liên kết Ít người biết rằng bộ phận tiếp thị Buena Vista Pictures thuộc công ty mẹ Walt Disney đã chuẩn bị chu đáo việc ra mắt Pirates of the Caribbean: At World's End như thế nào. Hạ tuần tháng 5-2007, khi tập phim thứ ba này sắp được khởi chiếu, Công ty thám hiểm Odyssey Marine Exploration loan bố họ vừa trục vớt một con tàu cổ với số tiền vàng khổng lồ trị giá nửa tỉ đôla. Việc công bố phát hiện của Odyssey đã được tính toán sao cho trùng khớp với thời điểm phát hành tập phim để gây chú ý mạnh hơn, khiến trong nhất thời khán giả bỗng bị hấp dẫn bởi hình ảnh tàu cổ, tiền cổ và bàng bạc không khí biển “cổ”! Dù Cherise McVicar - phó chủ tịch cấp cao của Buena Vista Pictures Marketing - chối nguây nguẩy về một kế hoạch “ăn rơ” giữa hãng mình và Odyssey, nhưng người ta đều biết tỏng Odyssey là một trong những đối tác ký hợp đồng tiếp thị trực tiếp với Buena Vista trong dự án Pirates of the Caribbean. Chuyên san Hollywood Reporter cho biết Odyssey đã xác nhận việc họ có thảo luận với công ty mẹ Disney về “một số cơ hội hợp tác mới” liên quan các dự án sản xuất phim truyền hình và điện ảnh; “sự kết hợp giữa những chuyến thám hiểm dưới đáy đại dương của Odyssey được gắn kết với kỹ thuật tiếp thị và sản xuất điện ảnh của Disney và sẽ mang lại lợi ích cho cả hai”. Trong thực tế, Odyssey là một trong hơn mười công ty (Volvo, Verizon, Albertson's, Coca-Cola, Best Buy, Visa/Commerce Bank, Gibson Guitars, Madame Tussauds, Toys “R” Us...) đối tác với Disney trên tinh thần tất cả đều có lợi khi sử dụng dự án Pirates of the Caribbean, theo cách xem nó không chỉ là sản phẩm văn hóa sinh lãi. Hè 2006, các đối tác liên quan dự án Pirates of the Caribbean từng qui tụ tại đảo Castaway Cay trong ba ngày để thống nhất chiến dịch tiếp thị. Các hãng nói trên còn làm ăn với nhau trong khuôn khổ sử dụng và phát huy tối đa sức hấp dẫn của Pirates of the Caribbean. Odyssey hợp đồng với Verizon lập một giải thưởng kim hoàn trị giá 26.000 USD (lấy từ số nữ trang vớt được từ con tàu cổ); Coca- Cola lập ra giải MyCokeRewards, trong đó người chiến thắng có cơ hội được tặng cặp vé du lịch trên con tàu thám hiểm Odyssey Explorer, thậm chí được lặn xuống lòng đại dương. Phần mình, Hãng Gibson Guitar đưa ra những cây guitar điện thiết kế theo cảm hứng từ chủ đề Pirates of the Caribbean như là giải thưởng trong chiến dịch tiếp thị của Công ty viễn thông Mỹ Verizon. Ngoài ra, Verizon đưa ra giải thưởng mẫu điện thoại chủ đề cướp biển (chỉ sản xuất 20 chiếc). Chưa hết, Best Buy loan bố tặng một vé Pirates of the Caribbean cho bất kỳ khách hàng nào mua một DVD của Disney. Và Visa/Commerce Bank đưa ra chiêu tiếp thị cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của họ, với ba người chiến thắng cuối cùng sẽ được đến New York cùng một bản đồ và chiếc chìa khóa mở một trong ba chiếc rương kho báu chứa 10.000 USD, 15.000 USD và 25.000 USD. Việc mở khóa sẽ được thực hiện tại Viện bảo tàng sáp Madame Tussauds, nơi đã dựng sẵn tượng sáp những nhân vật chính trong bộ phim cướp biển! Nói chung, mọi thứ đều liên quan đến “cướp biển”, đưa “cướp biển” vào nhận thức và biến “cướp biển” trở thành đề tài thời sự điện ảnh thuộc loại “hot”. Với kỹ thuật tiếp thị đẳng cấp cao, chẳng trách Pirates of the Caribbean: At World's End đã hốt bạc ngay từ ngày đầu ra mắt (139,8 triệu USD) và các công ty liên quan dự án phim cũng hể hả... đếm tiền! Khi tung ra Surf's Up vào ngày 8-6-2007, Sony Pictures đã bàn kế hoạch hợp tác với McDonald's (nơi kết thúc 10 năm gắn bó với Walt Disney vào năm 2006). Ngoài McDonald's, Sony còn hợp đồng với Old Navy, Build-A-Bear Workshop, Baskin- Robbins, Air Heads... Tương tự chiến thuật tấn công tổng lực của Disney trong dự án Pirates of the Caribbean, bộ phim hoạt hình Surf's Up của Sony đã được tiếp thị bằng thanh kẹo mang chủ đề Surf's Up của Hãng Air Heads; bằng những chiếc áo sơmi Surf's Up dành cho trẻ em của Old Navy; bằng loại kem “có mùi vị Surf's Up” của Baskin- Robbins; bằng loại tủ lạnh được thiết kế theo chủ đề Surf's Up của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh quốc gia Hoa Kỳ... PR qua báo chí rong giới công nghiệp Hollywood, có hai cách để quảng bá sản phẩm: đăng quảng cáo trên báo (100.000 USD/trang to kín trên tờ Los Angeles Times) hoặc nhờ đến các công ty PR phụ trách tư vấn - tiếp thị - quảng cáo (chẳng hạn Bumble Ward & Associates) để móc nối báo chí. Thời non trẻ của Hollywood, mọi việc dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Năm 1915, không ai thắc mắc gì khi Fox Film Corporation bốc phét rằng diễn viên Theda Bara là sản phẩm từ cuộc tình giữa một nghệ sĩ Pháp và một công chúa Ả Rập, “sinh trong bóng mát của tượng nhân sư và được bú bằng máu rắn” (chính xác hơn Theda Bara - tên thật Theodosia Goodman - là dân Mỹ chính cống, gốc Cincinnati). Và cũng không ai bực mình khi chuyên gia PR Lincoln Quarberg của đạo diễn Howard Hughes bịa ra từ “tóc vàng bạch kim” để miêu tả mái tóc nhuộm vàng của Jean Harlow; hoặc Russell Birdwell cố tình tổ chức đám cưới giữa Vivien Leigh và Laurence Olivier vào đúng ngay ngày ra mắt phim Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió). Ngày nay, những màn tiếp thị ấu trĩ như vậy đã không còn đất sống. Sự kiện hóa (event- ize) buổi chiếu ra mắt đầu tiên cũng là hình thức tiếp thị hiệu quả và luôn được thực hiện với sự dàn dựng chuyên nghiệp. Có thể nhắc lại: buổi chiếu ra mắt Pearl Harbor được tổ chức trên một hàng không mẫu hạm tại Hawaii với sự tham gia của 500 phóng viên, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chiêu PR mới trong điện ảnh Các chiêu PR mới trong điện ảnh Nguồn: vietnammarcom.edu.vn Các chiêu PR mới trong điện ảnh TTCT - Làm thế nào để bán được vé? Đó luôn là câu hỏi số 1 của giới sản xuất bỏ vốn đầu tư một sản phẩm điện ảnh. Quảng cáo ầm ĩ ư? Dán poster đầy phố? Chiếu trailer (trích đoạn ngắn) lên mạng? Đã xuất hiện nhiều cách tiếp thị điện ảnh chuyên nghiệp khác hiệu quả hơn... Công nghiệp PR (quan hệ công chúng) đang thâm nhập mạnh vào công nghiệp tiếp thị điện ảnh chuyên nghiệp, đẩy vai trò quảng cáo xuống vị trí thứ hai. PR thông qua hình thức liên kết Ít người biết rằng bộ phận tiếp thị Buena Vista Pictures thuộc công ty mẹ Walt Disney đã chuẩn bị chu đáo việc ra mắt Pirates of the Caribbean: At World's End như thế nào. Hạ tuần tháng 5-2007, khi tập phim thứ ba này sắp được khởi chiếu, Công ty thám hiểm Odyssey Marine Exploration loan bố họ vừa trục vớt một con tàu cổ với số tiền vàng khổng lồ trị giá nửa tỉ đôla. Việc công bố phát hiện của Odyssey đã được tính toán sao cho trùng khớp với thời điểm phát hành tập phim để gây chú ý mạnh hơn, khiến trong nhất thời khán giả bỗng bị hấp dẫn bởi hình ảnh tàu cổ, tiền cổ và bàng bạc không khí biển “cổ”! Dù Cherise McVicar - phó chủ tịch cấp cao của Buena Vista Pictures Marketing - chối nguây nguẩy về một kế hoạch “ăn rơ” giữa hãng mình và Odyssey, nhưng người ta đều biết tỏng Odyssey là một trong những đối tác ký hợp đồng tiếp thị trực tiếp với Buena Vista trong dự án Pirates of the Caribbean. Chuyên san Hollywood Reporter cho biết Odyssey đã xác nhận việc họ có thảo luận với công ty mẹ Disney về “một số cơ hội hợp tác mới” liên quan các dự án sản xuất phim truyền hình và điện ảnh; “sự kết hợp giữa những chuyến thám hiểm dưới đáy đại dương của Odyssey được gắn kết với kỹ thuật tiếp thị và sản xuất điện ảnh của Disney và sẽ mang lại lợi ích cho cả hai”. Trong thực tế, Odyssey là một trong hơn mười công ty (Volvo, Verizon, Albertson's, Coca-Cola, Best Buy, Visa/Commerce Bank, Gibson Guitars, Madame Tussauds, Toys “R” Us...) đối tác với Disney trên tinh thần tất cả đều có lợi khi sử dụng dự án Pirates of the Caribbean, theo cách xem nó không chỉ là sản phẩm văn hóa sinh lãi. Hè 2006, các đối tác liên quan dự án Pirates of the Caribbean từng qui tụ tại đảo Castaway Cay trong ba ngày để thống nhất chiến dịch tiếp thị. Các hãng nói trên còn làm ăn với nhau trong khuôn khổ sử dụng và phát huy tối đa sức hấp dẫn của Pirates of the Caribbean. Odyssey hợp đồng với Verizon lập một giải thưởng kim hoàn trị giá 26.000 USD (lấy từ số nữ trang vớt được từ con tàu cổ); Coca- Cola lập ra giải MyCokeRewards, trong đó người chiến thắng có cơ hội được tặng cặp vé du lịch trên con tàu thám hiểm Odyssey Explorer, thậm chí được lặn xuống lòng đại dương. Phần mình, Hãng Gibson Guitar đưa ra những cây guitar điện thiết kế theo cảm hứng từ chủ đề Pirates of the Caribbean như là giải thưởng trong chiến dịch tiếp thị của Công ty viễn thông Mỹ Verizon. Ngoài ra, Verizon đưa ra giải thưởng mẫu điện thoại chủ đề cướp biển (chỉ sản xuất 20 chiếc). Chưa hết, Best Buy loan bố tặng một vé Pirates of the Caribbean cho bất kỳ khách hàng nào mua một DVD của Disney. Và Visa/Commerce Bank đưa ra chiêu tiếp thị cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của họ, với ba người chiến thắng cuối cùng sẽ được đến New York cùng một bản đồ và chiếc chìa khóa mở một trong ba chiếc rương kho báu chứa 10.000 USD, 15.000 USD và 25.000 USD. Việc mở khóa sẽ được thực hiện tại Viện bảo tàng sáp Madame Tussauds, nơi đã dựng sẵn tượng sáp những nhân vật chính trong bộ phim cướp biển! Nói chung, mọi thứ đều liên quan đến “cướp biển”, đưa “cướp biển” vào nhận thức và biến “cướp biển” trở thành đề tài thời sự điện ảnh thuộc loại “hot”. Với kỹ thuật tiếp thị đẳng cấp cao, chẳng trách Pirates of the Caribbean: At World's End đã hốt bạc ngay từ ngày đầu ra mắt (139,8 triệu USD) và các công ty liên quan dự án phim cũng hể hả... đếm tiền! Khi tung ra Surf's Up vào ngày 8-6-2007, Sony Pictures đã bàn kế hoạch hợp tác với McDonald's (nơi kết thúc 10 năm gắn bó với Walt Disney vào năm 2006). Ngoài McDonald's, Sony còn hợp đồng với Old Navy, Build-A-Bear Workshop, Baskin- Robbins, Air Heads... Tương tự chiến thuật tấn công tổng lực của Disney trong dự án Pirates of the Caribbean, bộ phim hoạt hình Surf's Up của Sony đã được tiếp thị bằng thanh kẹo mang chủ đề Surf's Up của Hãng Air Heads; bằng những chiếc áo sơmi Surf's Up dành cho trẻ em của Old Navy; bằng loại kem “có mùi vị Surf's Up” của Baskin- Robbins; bằng loại tủ lạnh được thiết kế theo chủ đề Surf's Up của Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh quốc gia Hoa Kỳ... PR qua báo chí rong giới công nghiệp Hollywood, có hai cách để quảng bá sản phẩm: đăng quảng cáo trên báo (100.000 USD/trang to kín trên tờ Los Angeles Times) hoặc nhờ đến các công ty PR phụ trách tư vấn - tiếp thị - quảng cáo (chẳng hạn Bumble Ward & Associates) để móc nối báo chí. Thời non trẻ của Hollywood, mọi việc dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Năm 1915, không ai thắc mắc gì khi Fox Film Corporation bốc phét rằng diễn viên Theda Bara là sản phẩm từ cuộc tình giữa một nghệ sĩ Pháp và một công chúa Ả Rập, “sinh trong bóng mát của tượng nhân sư và được bú bằng máu rắn” (chính xác hơn Theda Bara - tên thật Theodosia Goodman - là dân Mỹ chính cống, gốc Cincinnati). Và cũng không ai bực mình khi chuyên gia PR Lincoln Quarberg của đạo diễn Howard Hughes bịa ra từ “tóc vàng bạch kim” để miêu tả mái tóc nhuộm vàng của Jean Harlow; hoặc Russell Birdwell cố tình tổ chức đám cưới giữa Vivien Leigh và Laurence Olivier vào đúng ngay ngày ra mắt phim Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió). Ngày nay, những màn tiếp thị ấu trĩ như vậy đã không còn đất sống. Sự kiện hóa (event- ize) buổi chiếu ra mắt đầu tiên cũng là hình thức tiếp thị hiệu quả và luôn được thực hiện với sự dàn dựng chuyên nghiệp. Có thể nhắc lại: buổi chiếu ra mắt Pearl Harbor được tổ chức trên một hàng không mẫu hạm tại Hawaii với sự tham gia của 500 phóng viên, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh Doanh Tiếp thị PR Truyền Thông Các chiêu PR mới trong điện ảnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 275 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 177 0 0 -
5 trang 173 0 0
-
5 trang 172 0 0
-
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 168 0 0 -
19 trang 168 0 0
-
CÔNG NGHỆ CHO PHÁT TRIỂN NHANH SẢN PHẨM
5 trang 155 0 0 -
Những nguyên tắc thành công khi đi xin việc
5 trang 145 0 0 -
Làm thế nào để tăng hiệu quả của bộ phận bán hàng? (Phần đầu) Trong
6 trang 132 0 0 -
Văn hoá doanh nghiệp - hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn việc
3 trang 104 0 0