Danh mục

CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.53 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách môi trường là những quy định của cơ quan hành chính quốc gia hoặc của cộng đồng về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu “phát triển bền vững”. Một chính sách được ban hành phải dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản sau [6]: - Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất - Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” - Nguyên tắc phòng ngừa. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Chương 8 CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 8.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chính sách môi trường là những quy định của cơ quan hành chính quốc gia hoặc của cộng đồng về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu “phát triển bền vững”. Một chính sách được ban hành phải dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản sau [6]: - Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất - Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” - Nguyên tắc phòng ngừa. - Nguyên tắc hợp tác giữa các đối tác. - Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng. Sự yếu kém và thất bại của chính sách bao gồm những thất bại do sự can thiệp không phù hợp, không kịp thời hoặc không cần thiết. Đây là trách nhiệm không những của chính quyền mà còn là của các cơ quan hỗ trợ khi họ ủng hộ hay tài trợ cho các chính sách sai lầm này. Chính sách yếu kém là một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường, thể hiện ở một số dạng sau: - Thị trường có thể đang hoạt động tốt nhưng sự can thiệp của chính quyền có thể làm biến dạng đi. Ví dụ những can thiệp của chính quyền qua thuế khóa, bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh kém hiệu quả, khuyến khích cho các dự án công cộng với việc hoàn trả kinh tế chậm và chịu nhiều tác động môi trường; - Nhiều khoản tài trợ tuy có là tăng thu nhập, nhưng dẫn đến sử dụng quá mức tài nguyên gây mất cân bằng sinh thái. Ví dụ các chính sách khuyến khích các nguồn tài trợ cho phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật; - Chính quyền can thiệp nhằm sửa chữa sự yếu kém của thị trường, nhưng hâu quả của sự can thiệp này còn tồi tệ hơn nếu không can thiệp; -1- - Khi cần có sự can thiệp kịp thời thì lại thiếu chính sách phù hợp. Ví dụ chậm hoặc không ban hành quyền sở hữu đất đai cho nông dân; Như vậy một chính sách thực sự có hiệu quả nhất thiết phải được xây dựng dựa trên phương châm trong hoạch định chính sách môi trường. 8.1.1. Đánh giá chi phí môi trường Bước đi đầu tiên trong hoạch định chính sách là đánh giá chi phí môi trường. Quá trình này thường khó chính xác. Tuy vậy dù độ chính xác ở mức độ nào thì vẫn hơn là không đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá thường tập trung vào: - Sử dụng giá cả thị trường : giá cả thị trường được sử dụng để đánh giá khi thiệt hại môi trường dẫn đến những thiệt hại về sản xuất hoặc sức khỏe. Với thiệt hại về sản xuất có thể thông qua giá cả để tính tiền. Với ảnh hưởng đến sức khỏe có thế dùng chỉ số về bệnh tật hay sức khỏe, chết yểu, suy dinh dưỡng… - Chi phí thay thế: đây là chi phí dùng để đầu tư khắc phục hậu quả thiệt hại về môi trường; - Thị trường thay thế: sự xuống cấp của môi trường có thể được đánh giá thông qua hậu quả của nó đến các thị trường khác – đặc biệt là giá trị tài sản và tiền lương. Ví dụ như mức lương và phụ cấp ở vùng ô nhiễm hơn, giá cả nhà cửa cao nếu nó thông thoáng và nằm ở vùng không khí trong lành; - Các nghiên cứu: chi phí này nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin chính xác về môi trường có thể giúp ích cho việc đầu tư và hoạch định kế hoạch quản lý. 8.1.2. Phương pháp xây dựng chính sách môi trường 1) Lựa chọn ưu tiên thông qua đánh giá chi phí Việc so sánh chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường (chi phí phòng ngừa) sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách có những quyết định chính xác hơn. Đây là một kỹ thuật ưu việt trong phân tích chính sách. - Việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường cũng cần dựa trên sự phân tích chi phí – lợi ích để sao cho các tiêu chuẩn này khả thi trong điều kiện cụ thể. Những tiêu chuẩn yêu cầu chi phí thấp có thể được đề ra chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. - Khi có những lựa chọn về ưu tiên, tiêu chuẩn về chính sách đối với môi trường, chính phủ ngầm đưa vào các giá trị về các thiệt hại khác nhau. Điều này tốt hơn là đưa ra những lựa chọn chỉ thông qua phân tích dữ liệu và tri thức khoa học tiến bộ, việc đánh giá môi trường đang từng bước được mở rộng sang lĩnh vực mới của công việc hoạch định chính sách. -2- 2) Mục tiêu, hình thức và phương pháp của chính sách môi trường Phương pháp: gồm quy định và những khuyến khích kinh tế. Việc thực thi chính sách có thể bằng hai phương pháp: điều hành (chỉ huy và kiểm soát) hoặc khuyến khích kinh tế (áp dụng các công cụ thị trường): - Các quy định (điều hành chính sách) chỉ phù hợp với hoàn cảnh thiếu sự cạnh tranh trong nền kinh tế của các xí nghiệp công nghiệp, vấn đề sử dụng đất, hoàn toàn có lơi khi áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thải chất thải độc hại như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sơn, in, dung môi hóa chất…Bằng việc ban hành các tiêu chuẩn và quy định và tiêu chuẩn này đối với nhà sản xuất, chính quyền có thể cải thiện môi trường - Các khuyến khích kinh tế (sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ...

Tài liệu được xem nhiều: