Danh mục

Các cuộc khủng hoảng kinh tế

Số trang: 2      Loại file: docx      Dung lượng: 14.89 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan điểm sự can thiệp của NN vào thị trường TC Trong lịch sử đã tồn tại 2 quan điểm về sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tài chính. 1) Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland đã đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”. Điểm chủ chốt mà Adam Smith đề ra chính là : “Sự giầu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”. 2) John Maynard...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cuộc khủng hoảng kinh tế CAC CUÔC KHUNG HOANG KINH TẾ ́ ̣ ̉ ̉ Quan điểm sự can thiệp của NN vào thị trường TC Trong lịch sử đã tồn tại 2 quan điểm về sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tài chính. 1) Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland đã đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”. Điểm chủ chốt mà Adam Smith đề ra chính là : “Sự giầu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”. 2) John Maynard Keynes (1883 - 1946) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh lại cho rằng Để chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, thông qua đó: - Nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế - Kích thích tiêu dùng - Khuyến khích doanh nhân đầu tư và kinh doanh. Chính vì vậy mà mỗi nhà nước theo quan điểm khác nhau cũng sẽ có sự can thiệp khác nhau. Trên thực tế, không phải chỉ khi nền kinh tế khủng hoảng mới làm nổi bật vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Tuy không can thiệp trực tiếp vào thị trường, nhưng các công cụ quản lý vĩ mô của Chính phủ là rất quan trọng, đặc biệt cần thiết trong lúc nền kinh tế gặp khó khăn. Chính phủ không bao giờ có thể làm ngơ khi đời sống dân chúng bị ảnh hưởng lớn vì nạn thất nghiệp, hay tài sản đầu tư vào chứng khoán và địa ốc bị mất mát trầm trọng. Chẳng những chính quyền phải bơm tiền và các biện pháp kịp thời để cứu nền kinh tế, mà còn phải có các biện pháp ngăn ngừa và chính sách thúc đẩy phát triển dài hạn, đồng thời rút ra các bài học. Thực tiễn đã chứng minh ngay trên chính đất Mỹ, nơi luôn được coi là thị trường tự do hoàn hảo nhất. Nếu “bàn tay vô hình” của Smith thịnh hành từ những ngày đầu, khi tư bản áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để phát triển thị trường tự do theo như chúng ta hiểu ngày nay, cho đến khi có cuộc Đại khủng hoảng năm 1929. Sau đó, “bàn tay hữu hình” của Keynes lại trở nên hợp thời qua chính sách New Deal của Tổng Thống Roosevelt đầu tư ào ạt vực nền kinh tế ra khỏi suy thoái, và tiếp tục nhiều ảnh hưởng đến năm 1979 khi có một cuộc khủng hoảng kinh tế khác bắt nguồn từ giá dầu tăng vọt sau chiến tranh Trung Đông. Từ 1979 đến 2007, quan điểm của Adam Smith về tự do mậu dịch và vai trò giới hạn của Nhà nước lại được ưa chuộng. Khu vực tư nhân triệt để khai thác các lợi ích, đẩy nền kinh tế phát triển trong khoảng hơn 20 năm. Nhưng vì quá chú trọng vào lợi nhuận nên những mất thăng bằng trở nên sâu sắc, nhất là chênh lệch về mức độ thu nhập trong xã hội. Nhà nước cũng chưa hoàn tất các biện pháp giám sát hữu hiệu, hơn nữa khi kinh tế đang lên thì không ai muốn chặn đà phát triển lại. Đó là lý do dẫn đến sự lạm dụng thổi phồng các quả bóng. Khi bong bóng vỡ thì chính quyền lại phải gấp rút can thiệp để giải quyết tình trạng suy thoái và có những biện pháp giám sát chặt chẽ, ngăn chặn không cho cuộc khủng hoảng hiện thời trở nên trầm trọng. Tiếp tục 20 năm nữa vai trò của Nhà nước lại trở nên quá nặng nề, đè lên khu vực tư nhân, khiến kinh tế trở nên trì trệ, khi đó nhu cầu nới lỏng và giới hạn sự can thiệp của chính quyền lại thịnh hành. Bàn cân cứ thế mà xoay vần trong nền kinh tế Mỹ.  Cuộc khủng hoảng 1929-1933 và khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007 chứng minh. - Sự can thiệp lỏng lẻo ít ỏi của nhà nước dẫn tới: + Tăng những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế. + Tạo những bong bóng phát triển trong nền kinh tế và hệ thống tài chính. - Sự kiểm soát chặt của nhà nước. + Khiến thị trường không năng động và phát huy được sức mạnh tổng thể. Từ đó ta nhin ̀ nhân lai nguyên lý cân băng hai hoa trong viêc giai quyêt môi quan hệ giữa thị trường và nhà ̣̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ́ nước trong vân hanh cua nên kinh tế ̣ ̀ ̉ ̀ Như vậy, sự điều tiết của “bàn tay hữu hình” hay “vô hình” dù có hiệu quả cao đến đâu cũng chỉ là giải pháp tình thế, có tính giai đoạn nhất định. Không thể coi đâu là giải pháp bất biến. Cuộc khủng hoảng hiện được cho là “vô phương cứu chữa” này rốt cuộc cũng sẽ qua đi, nhưng các câu hỏi về các hệ thống kinh tế tương lai vẫn còn đó. Nền kinh tế mới của thế giới đang định hình, đòi hỏi tư duy thích ứng về bàn tay quản lý của Nhà nước trong khi vẫn đi theo tiến trình phát triển tự nhiên của kinh tế thị trường. Do vậy, sự linh hoạt của Nhà nước trong điều hành kinh tế với cả hai bàn tay hữu hình và vô hình mới là yếu tố quan trọng của một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. ...

Tài liệu được xem nhiều: