Danh mục

Các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.53 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các đặc điểm xã hội như: Đặc điểm dân cư và lao động, vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề giáo dục đào tạo từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính từ dân tại các xã miền núi Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 CÁC ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI THANH HÓA Trần Thị Thu Hường1 TÓM TẮT Xây dựng nông thôn mới được thực hiện với yêu cầu lấy sức dân để lo cho dân, người dân là chủ thể, Nhà nước chỉ định hướng và hỗ trợ, đúng với tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chính người dân sẽ là người được hưởng thụ thành quả do mình làm ra. Vì vậy, phải có phương pháp phát huy nội lực nhưng phải đảm bảo nâng cao đời sống người dân và an ninh xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ. Đánh giá đúng các đặc điểm xã hội tại các xã miền núi Thanh Hóa, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc huy động nguồn lực tài chính từ người dân nhằm xây dựng nông thôn mới là một việc quan trọng cần phải được thực hiện thường xuyên. Trong bài viết này, tác giả phân tích các đặc điểm xã hội như: Đặc điểm dân cư và lao động; vấn đề giải quyết việc làm; vấn đề giáo dục đào tạo… từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính từ dân tại các xã miền núi Thanh Hóa. Từ khóa: Huy động nguồn lực, nông thôn mới, đặc điểm dân cư 1. MỞ ĐẦU Xây dựng nông thôn mới là việc phát huy mọi nguồn lực của từng xã; xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng sâu rộng của cả hệ thống chính trị và của từng người dân. Do vậy, xây dựng xã nông thôn mới phải đi lên từ chính nội lực, tiềm năng và lợi thế của dân cư địa phương. Huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới cần gắn liền với hiểu biết về đặc điểm dân cư tại địa phương để phát huy các thế mạnh hiện có, những thuận lợi để hình thành sức mạnh chung của cộng đồng. Các điều kiện về nhân lực và vật lực của dân cư tại các xã miền núi Thanh Hóa là tiền đề cho việc huy động nguồn lực tài chính từ dân. Đồng thời, tính chủ động cho địa phương giúp từng xã miền núi có điều kiện đẩy nhanh tiến độ và thời gian cán đích. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm xã hội của các xã miền núi Thanh Hóa 2.1.1. Đặc điểm dân cư và lao động tại các xã miền núi Thanh Hóa Tổng dân số cư trú tại các xã miền núi là 1,053 triệu người, chiếm 28,7% dân số toàn tỉnh. Thành phần dân tộc gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú... trong đó 1 TS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức 75 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 người Kinh chiếm 42,6%; các dân tộc khác chiếm 57,4%, trong đó người Mường: 20,6%; Thái: 13,4%, các dân tộc như Mông, Dao... chiếm tỉ trọng thấp. Các tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Dân số trong vùng thuộc loại dân số trẻ: số dân có độ tuổi từ 1-14 tuổi chiếm 35,5%; từ 15-49 tuổi chiếm 50,1%; từ 50-59 tuổi: 5,15%; từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,1%. Dân số đô thị chiếm 6,8%, nông thôn chiếm 93,2% (cả tỉnh là 9,2% và 90,8%). Dân cư phân bố không đều trên địa bàn; mật độ dân số trung bình toàn vùng 124 người/km2, bằng 37% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (toàn tỉnh 328 người/km 2). Các huyện giáp ranh vùng đồng bằng có mật độ dân số cao hơn; cao nhất là huyện Ngọc Lặc: có mật độ dân số 278 người/km2; các huyện vùng cao phía Tây, vùng giáp biển có mật độ dân số thấp; thấp nhất là Quan Sơn: 37 người/km2; Mường Lát: 39 người/km2. Biểu 1. Diện tích, dân số, mật độ dân số theo các huyện Dân số Mật độ dân số STT Tên huyện Diện tích km2 (nghìn người) (người/km2) Toàn vùng 8516,63 1.053,3 124 1 Thạch Thành 558,11 147,8 265 2 Cẩm Thủy 425,04 113,2 266 3 Ngọc Lặc 495,87 138,1 278 4 Lang Chánh 585,46 46,4 79 5 Như Xuân 719,47 61,0 85 6 Như Thanh 587,33 85,8 146 7 Thường Xuân 1113,24 85,9 77 8 Bá Thước 774,01 103,8 134 9 Quan Hóa 988,68 43,8 44 10 Quan Sơn 928,58 34,5 37 11 Mường Lát 812,23 32,0 39 12 26 xã miền núi khác 528,59 161,0 304 (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tổng số người trong độ tuổi lao động của vùng miền núi chiếm 55,1% tổng dân số; trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 511,8 ngàn người, chiếm 89% tổng số lao động trong độ tuổi. Qua kết quả điều tra lao động việc làm của liên Bộ Lao động - TBXH và Tổng cục Thống kê theo mẫu đại diện cho cấp tỉnh, một số địa bàn ở miền núi: tỷ lệ thời gian lao động thực tế ở nông thôn năm 2004 đạt 74,83% (cả tỉnh 76,5%), tăng 1,34% so với năm 2001; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,3% (cả tỉnh là 5,3%), giảm 1,17% so với năm 2001. 76 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 Biểu 2. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế ...

Tài liệu được xem nhiều: