Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (cũng gọi là Huệ Tĩnh.). Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, cha là Nguyên Công Vỹ, me là Hoàng Thị Ngọc 1 ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cầm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng. Theo truyền thuyết ở địa phương, ông sinh trưởng dưới triều Trần Dụ Tông ( thế kỷ XIV), lúc lên 6 tuổi, cha mẹ đều mất. Ông được nhà sư chùa hải Triều ở Yên Trang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Danh nhân y học - Tuệ Tĩnh
Các Danh nhân y học
Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ
Tĩnh (cũng gọi là Huệ Tĩnh.). Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, cha
là Nguyên Công Vỹ, me là Hoàng Thị Ngọc 1 ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm,
Hồng Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cầm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải
Hưng.
Theo truyền thuyết ở địa phương, ông sinh trưởng dưới triều Trần Dụ
Tông ( thế kỷ XIV), lúc lên 6 tuổi, cha mẹ đều mất. Ông được nhà sư chùa
hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ǎn học (chùa Hải Triều sau
gọi là chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám ở xã Cẩm Sơn, vì bị đất lở, đã dời
đến xã Tân Sơn cùng huyện Cẩm Bình). Đến 10 tuổi, Bá Tĩnh lại được sư c ụ
chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (Nam Đình) đưa về cho ở học với nhà sư chùa
Dũng Nhuệ trong huyệ n. ở đầy, ông được gọi là Tiểu Huệ, nên có biệt danh
là Huệ Tĩnh. Ông được học vǎn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa.
Đến 22 tuổi, ông đi thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy
pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. ông tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân ở chùa này và
phát triển thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá
(Nghĩa Xá). Nǎm 30 tuổi, ông trở về trụ trì chùa Yên Trang. Ông đã tu bổ lại
chùa này với một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê hương, huấn
luyện y học cho các tǎng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.
Nǎm 45 tuổi, ông thi đình. đậu Hoàng giáp. Nǎm 55 tuổi ông bị bắt đi
sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái y, rồi
mất ở bèn ấy, không rõ nǎm nào. 2
Sự nghiệp trước tác: về phật học, ông đã giải nghĩa bằng chữ nôm 3
sách Thiền tông khóa hư lục của vua Trần Thái Tông soạn.
Về y học ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập tam
phương gia giảm (theo Hải Dương phong vật chí), nhưng phần nguyên tác
của Tuệ Tĩnh không còn tròn vẹn do binh hỏa, cụ thể các thư tịch của ta đã
~bị quân nhà Minh phá hủy hòi đầu thế kỷ XV khi chúng sang xâm chiếm
nước ta. Những tác phẩm còn lại đến nay đều do người đời sau biên tập lại
với tài liệu thu thập trong nhân dân. Hiện có:
1 Bộ Nam dược thần hiệu, do Hòa thượng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc
ở Trung Đô (phố Hòe Nhai, dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay) biên tập, bổ
sung và in lại nǎm 1 761, gồm Bản thảo dược tính 499 vị, (bằng thơ) và 10
khoa chữa bệnh, với 3932 phương thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh, kèm
theo môn thuốc chữa gia súc.
2. Nam dược chính bản, do triều Lê Dụ Tông đổi tên là Hồng nghĩa
giác tư y thư và in lại nǎm 1717, quyển thượng gồm: Nam dược quốc ngữ
phú (danh từ được học 590 vị thuốc nam). Trực giải chỉ nam dược tính phú
(220 vị thuốc nam và một thiên Y luận về lý luận cơ bản, âm dương ngũ
hành, tạng phủ, kinh mạch (thiên này xuất hiện ở bản in lại nǎm 1 723: AB.
288)
3 Thập tam phương gia giảm, phụ Bổ âm đơn và Dược tính phú (242
vị.) bằng chữ Hán, gồm 13 cổ phương đông y và phương Bổ âm đơn do tác
giả sáng chế cùng phương pháp.
1. Theo thần phả đến Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng.
2. Quốc sử di biên của Sứ quán triều Nguyễn nói Tụê Tĩnh mất ở
Giang Nam Trung Quốc.
3. Theo Đào Duy Anh nói ở lời đầu sách dịch Thiền tông khóa hư lục,
thì vǎn vần chữ nôm xưa nhất là mấy bài phú đời Trần. Về vǎn xuôi thì sách
giải nghĩa Thiền tông khóa hư lục của Tuệ Tĩnh cuối thời Trần là xưa nhất.
Gia giảm dùng chữa các loại bệnh ngoại cảm, ôn dịch và nội thương
tạp bệnh (Thư viện Hán Nôm VHc 3626).
4. Thập tam phương gia giảm và Bổ âm đơn đã được đời sau diễn dịch
ra ca nôm và in ở Hồng Nghĩa giác tư y thư quyền hạ nǎm 1723 (AB 306).
5. Một bài Nhân thân phú (tương truyền, của Tuệ Tinh), khái quát về
lý luận cơ bản người tương ứng với thiên nhiên, cơ nǎng sinh lý, tạng phủ
khí huyết và đường hướng dưỡng sinh chú trọng giữ gìn tinh khí thần để
nâng cao tuổi thọ.
Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống
chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm Thuốc nam Việt chữa
người Nam Việt . Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền
chùa và thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời.
Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ
trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triến y học dân tộc:
- Hoàng Đôn Hòa, Lương dược hầu dưới triều Lê Thế Tông, quê ở Đa
Sĩ (xã Kiến Hưng, tỉnh Hà Tây) đã chữa bệnh rộng rãi và cứu cho nhân dân
qua khỏi vụ dịch nǎm 1533 với thuốc nam trồng kiếm tại địa phương, và
chữa cho quân đội triều Lê khỏi dịch sốt rét và thồ tả ở Thái Nguyên nǎm
1574 với thuốc Tam hoàng hoàn gồm Hoàng nàn, Hoàng lực do Tuệ Tĩnh đã
phát hiện ở Nam dược thần hiệu và Hùng hoàng đã được dùng chống khí
độc lam chướng ở Thập tam phương gia giảm. Đường lối dưỡng sinh của
Tuệ Tĩnh nói ở Bổ âm đơn về phòng bệnh hư lao, đã được Hoàng Đôn Hòa
cụ thể bằng thuyết Thanh tâm tiết dục với phép Tịnh công hô hấp ...