Danh mục

Các dấu ấn trong 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và ảnh hưởng của TPP đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.40 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về những sự kiện đánh dấu sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai nước về mọi lĩnh vực cũng như kết quả đạt được của mối quan hệ này trong suốt 20 năm qua. Đồng thời, tác động của TPP đến nền kinh tế Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước do ảnh hưởng của TPP cũng được nhóm tác giả nghiên cứu và đưa ra ý kiến nhằm giúp Việt Nam có những chính sách phù hợp để mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới, tận dụng được lợi ích do việc TPP được ký kết giữa 12 nước thành viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các dấu ấn trong 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và ảnh hưởng của TPP đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai CÁC DẤU ẤN TRONG 20 NĂM QUAN HỆ VIỆT - MỸ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TPP ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA HAI NƯỚC TRONG TƯƠNG LAI TS. Hoàng Thị Thúy Nga TS. Đồng Thị Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Năm 2015 đánh dấu 20 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt - Mỹ và cũng là năm TPP được ký kết giữa 12 nước tham gia TPP trong đó có Việt Nam và Mỹ. Nhóm tác giả của bài viết đã trình bày về những sự kiện đánh dấu sự thay đổi trong mối quan hệ giữa hai nước về mọi lĩnh vực cũng như kết quả đạt được của mối quan hệ này trong suốt 20 năm qua. Đồng thời, tác động của TPP đến nền kinh tế Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước do ảnh hưởng của TPP cũng được nhóm tác giả nghiên cứu và đưa ra ý kiến nhằm giúp Việt Nam có những chính sách phù hợp để mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới, tận dụng được lợi ích do việc TPP được ký kết giữa 12 nước thành viên. Từ khóa: Bình thường hóa mối quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ thương mại, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, Viện nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR, Vietnam ). 1. Các dấu ấn trong 20 năm quan hệ Việt - Mỹ và các hoạt động Mỹ đã và sẽ hợp tác cùng với Việt Nam Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ và trở thành “đối tác toàn diện” thông qua hợp tác trên mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh đến kinh tế, môi trường. Bill Clinton đã phát biểu với các sinh viên Trường Đại học Quốc gia: “Bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Sự kiện này đánh dấu quá trình làm lành những vết thương, chứng tỏ với thế giới về những sự hợp tác trong thế kỷ XXI”. Từ ngày 16 đến 19/11/2000, Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam từ sau năm 1975. Sau khi hai bên đạt thỏa 249 thuận thương mại song phương, kim ngạch giữa hai nước tăng trưởng từ 1,5 tỷ USD năm 2001 lên 30 tỷ USD năm 2013. Quan hệ văn hóa giữa hai nước cũng được thúc đẩy sau quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Năm 2001, những sinh viên Việt Nam đầu tiên nhận học bổng du học tại Mỹ. Việt Nam hiện có số sinh viên du học tại Mỹ đông đảo nhất trong số các nước Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong các nước châu Á. Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội dự Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 và tham gia các hoạt động kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn năm 2006 khiến mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trở nên đặc biệt gần gũi. Cho đến năm 2009, thương mại hai chiều Việt - Mỹ đã đạt tới 15,6 tỷ USD (tăng hơn 30 lần so với năm 1995). Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD, chiếm 25% tổng số FDI vào Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm Mỹ vào ngày 24/7/2013. Hai bên đã ra tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trong khuôn khổ chuyến thăm. Quan hệ đối tác toàn diện này thể hiện ở các hợp tác chính trị và an ninh, thương mại và đầu tư, ngoại giao nhân dân và hợp tác về môi trường. Năm 2015 đánh dấu mốc kỷ niệm lần thứ 20 ngày bình thường hoá quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong 20 năm qua, ngoài thương mại, mối quan hệ này cần phải được xem xét dưới khía cạnh của cải cách và hoà nhập kinh tế thông qua một số chương trình tiêu biểu hai bên đã và sẽ thực hiện cùng nhau. (i) Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của USAID giúp Việt Nam thực hiện chương trình cải cách kinh tế mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, triển vọng thương mại khu vực và quan trọng nhất là, nhân dân Việt Nam. (ii) Một thành tựu đỉnh cao là việc ký kết hiệp định 123 về năng lượng hạt nhân dân sự. Hiệp định này tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng các nguồn năng lượng của mình và hợp tác hạt nhân chặt chẽ hơn trong các thập kỷ tới. (iii) Chương trình Rừng và Đồng bằng của USAID giúp Việt Nam thích ứng với tình trạng nước biển dâng và áp dụng các phương thức sử dụng đất bền vững hơn. Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam tham gia cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu thông qua kế hoạch Đóng góp do Quốc gia Tự Quyết định (INDC) của 250 Việt Nam. Đây là kế hoạch hành động của Việt Nam nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. (iv) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP). Chương trình Fulbright vừa mới chào mừng năm thứ 20 đổi mới phương thức giảng dạy kinh tế và chính sách công tại Việt Nam. 1100 người đã tốt nghiệp chương trình Fulbright hiện đang đảm nhiệm những vai trò quan trọng tại tất cả các cấp và trong mọi lĩnh vực tại các thành phố lớn và các tỉnh. Chương trình Fulbright sẽ chuyển đổi thành một tổ chức hoàn chỉnh có tên là trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Đại học Fulbright sẽ là trường đại học tư nhân phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, tạo ra một cơ chế nhân tài được điều hành minh bạch và một diễn đàn cho các khuyến nghị chính sách tâm huyết. (v) Hai bên đã có các hoạt động thúc đẩy nhiều mối quan hệ đối tác công- tư. Chương trình Hợp tác Liên minh Giáo dục Đại học Ngành Kỹ thuật đã thu hút hàng triệu USD tài trợ từ sáu doanh nghiệp đối tác, cùng với trang thiết bị và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật. Chương trình đó đang biến đổi phương thức giáo dục kỹ thuật ở Việt Nam và tạo ra nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao đang phát triển mạnh của đất nước. (vi) Hai bên đã hợp tác với chính quyền địa phươ ...

Tài liệu được xem nhiều: