Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế. Thực trạng và giải pháp

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 80      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế. Thực trạng và giải pháp nhằm vận dụng kiến thức đã học để phân tích thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ đó trong bối cảnh kinh tế, chính trị đầy biến động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế. Thực trạng và giải pháp TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUAN HỆ KINH TẾ- THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn : TS. BÙI NGỌC SƠN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU TRANG Lớp : A9 - K41C - KTNT HÀ NỘI - 2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUAN HỆ KINH TẾ- THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn : TS. BÙI NGỌC SƠN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU TRANG Lớp : A9 - K41C - KTNT HÀ NỘI - 2006 Khoá luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Ngược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy Việt Nam và Nhật Bản vốn đã có quan hệ thương mại từ hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ 16 đã có nhiều thương gia Nhật Bản đến kinh doanh ở Việt Nam. Sử sách nói rằng, lúc đông nhất có tới hơn 600 thương nhân người Nhật định cư tại Việt Nam và hình thành nên “ Khu phố Nhật Bản”, xây cầu Nhật Bản tại Hội An. Gần năm thế kỷ qua đi, trải qua nhiều cuộc chiến tranh quan hệ hai nước cũng đã có nhiều biến động thăng trầm. Kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản chính thức được thiết lập vào tháng 9/1973, quan hệ thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa( năm 1986) thì quan hệ thương mại đã được mở rộng sang lĩnh vực đầu tư. Đến năm 1991, Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước. Công cuộc đổi mới của Việt Nam với các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại năng động, phù hợp với xu thế phát triển thời đại và lợi ích của cả hai bên Việt Nam - Nhật Bản cộng với một môi trường quốc tế thuận lợi là những nhân tố căn bản nhất, quan trọng nhất thúc đẩy quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước phát triển ngày càng mạnh mẽ, sôi động và đi vào thế ổn định hơn. Hiện nay Nhật Bản đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 đạt 8.504 triệu USD, là nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam với lượng viện trợ cam kết tính đến năm 2005 đạt 11 tỷ USD, chiếm 30% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. Bên cạnh đó Nhật còn đóng vai trò là nhà đầu tư FDI lớn thứ ba của Việt Nam sau Singapore và Đài Loan với tổng số vốn đầu tư đăng ký tính đến tháng 8/2006 đạt 6,8tỷ USD nhưng lại đứng đầu với số vốn thực hiện: 4,7 tỷ USD. Hiện tại Việt Nam đang đón chờ làn sóng đầu tư lớn thứ hai từ Nhật Bản. Lần này là từ các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất thiết bị, các công ty phụ trợ cho các tập đoàn lớn vốn đã kinh doanh thành công tại Việt Nam trong thời gian qua. Chuyến thăm chính thức Khoá luận tốt nghiệp của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Nhật Bản từ ngày 18-22/10/2006 vừa qua đã nâng mối quan hệ giữa hai nước vốn đã tốt đẹp hiện nay lên một tầm cao mới. Với việc là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên mà tân Thủ tướng Nhật ông Shinzo Abe tiếp đón tại xứ sở hoa anh đào, là vị Thủ tướng duy nhất của năm được mời đến chào Nhật Hoàng Akihito, là vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản đã cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Nhật Bản trong quan hệ với Việt Nam nói chung và trong quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng. Trước bối cảnh gia tăng xu thế toàn cầu hoá; nền kinh tế công nghiệp hiện đại đã vào giai đoạn chín muồi để nhường chỗ cho một nền kinh tế mới- nền kinh tế tri thức; tiến trình liên kết khu vực đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước Đông á với sự xuất hiện của các liên kết song phương, liên kết đa phương với vai trò trung tâm của ASEAN, sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật đang đe doạ vị trí dẫn đầu trong mô hình “đàn sếu bay” của Nhật; tương lai thành công của khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) thì quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài “ Quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới: thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của khoá luận là vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được để phân tích thực trạng quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam- Nhật Bản trong thời gian qua để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ đó trong bối cảnh kinh tế, chính trị đầy biến động. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận chủ yếu là quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp và ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong những năm qua. Phƣơng pháp nghiên cứu: Khoá luận được xây dựng bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của nhà nước về thương mại, 2 Nguyễn Thị Thu Trang- A9- K41 C Khoá luận tốt nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam & quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA. Bên cạnh đó người viết còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh. Kết cấu của khoá luận: Khoá luận bao gồm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: