Danh mục

Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2020

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.05 KB      Lượt xem: 57      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2020 đánh giá tổng thể về quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010-2020; bước đầu đưa ra một số kết luận nội dung sau: Việt Nam cần phải chủ động cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2020 DOI: 10.56794/KHXHVN.2(182).90-98 Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2020 Nguyễn Anh Chương* Nhận ngày 24 tháng 8 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 11 năm 2022. Tóm tắt: Trong giai đoạn 2010-2020, quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc. Đây cũng là giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử quan hệ kinh tế giữa hai nước kể từ năm 1991 đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì những hạn chế, bất cập, khó khăn trong trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư giữa hai nước được bộc lộ ở mức độ cao hơn. Trong mối quan hệ song phương này, Việt Nam chính là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề nhập siêu, những hạn chế, bất cập trong hợp tác đầu tư với Trung Quốc. Bài viết đánh giá tổng thể về quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010-2020; bước đầu đưa ra một số kết luận nội dung sau: Việt Nam cần phải chủ động cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Từ khóa: Việt Nam, Trung Quốc, thương mại, đầu tư, quan hệ. Phân loại ngành: Sử học Abstract: In the period of 2010 - 2020, the trade relations and investment cooperation between Vietnam and China achieved a remarkable development. That was also the most developed period in the history of economic relations between the two countries since 1991. However, along with the development, many limitations, inadequacies and difficulties in trade exchange and investment cooperation between the two countries were also revealed at a higher level. In the bilateral relationship, Vietnam was under impact from the import surplus, limitations, and inadequacies in investment cooperation with China. The article provides overall assessment of Vietnam - China trade and investment relations in the period 2010 – 2020, and initial conclusions of Vietnam’s need to proactively improve and enhance its competitiveness in the trade and investment relations with China. Keywords: Vietnam, China, trade, investment, relations. Subject classification: History 1. Mở đầu Bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI (giai đoạn 2010-2020), quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và thách thức. Sự phát triển năng động của khu vực châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng trở thành điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Một số nước lớn như Mỹ, Nga… tiếp tục tăng cường vai trò, ảnh hưởng của mình thông qua thúc đẩy quan hệ chính trị, thương mại và đầu tư với các đối tác quan trọng. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, Trung Quốc không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, cùng với tình hình chính trị ổn định, kinh tế không ngừng phát triển, Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực trong xu thế chung của thế giới. Việc ký kết và tham gia nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác về kinh tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, trong đó có quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung, quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư nói riêng, là chủ đề thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu. Tác giả Thái Bình (2019) nhận xét *Trường Đại học Vinh. Email: chuongna@vinhuni.edu.vn 90 Nguyễn Anh Chương trong lịch sử quan hệ ngoại thương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên cán mốc 100 tỷ đô la (USD) khi kim ngạch thương mại của hai nước đạt 106,90 tỷ USD vào năm 2018. Tính đến cuối năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam đạt 545,35 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc đạt hơn 133,09 tỷ USD, chiếm khoảng 24,4% (gần 1/4) tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2021). Đối với lĩnh vực đầu tư, Kiều Linh (2020) nhận định quan hệ đầu tư giữa hai nước trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và quy mô. Các dự án đầu tư của Trung Quốc hiện xếp ở vị trí thứ 3 về số lượng dự án đầu tư (3.134 dự án), xếp ở vị trí thứ 7 về tổng số vốn đăng ký đầu tư (hơn 18,6 tỷ USD) trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp tại Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2021). Ở chiều ngược lại, đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Trung Quốc cũng đã có những cải thiện đáng kể so với trước đây (Nguyễn Anh Chương, Đổng Vi Dân, 2011) đã có nhận định, quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; giúp cho sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa ở Trung Quốc tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong quan hệ kinh tế giữa hai nước là tình trạng mất cân bằng trong kim ngạch thương mại hai chiều; quy mô, tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam còn nhiều bất cập; cạnh tranh đầu tư của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc vẫn còn gặp khó khăn. Những hạn chế này đã, đang và sẽ tiếp tục gây nên bất lợi đối với quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc (Nhiệm Quý Tường, 2020). Thực trạng của quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2010- 2020 như thế nào? Đâu là nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế? Những vấn đề này cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan, bài viết tập trung phân tích về sự tiến triển cũng như hạn chế trong quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Trung Quốc (2010-2020); trên cơ sở đó đưa ra một số kết lu ...

Tài liệu được xem nhiều: