Danh mục

Các giá trị văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.55 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khái quát về các cộng đồng cư dân, các tộc người ở đồng bằng Sông Cửu Long; các đặc điểm của các tộc người tác động đến việc xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giá trị văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Sông Cửu Long CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƢNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Bùi Xuân Đính 1. Khái quát về các cộng đồng cư dân, các tộc người khu vực ĐBSCL Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, sử học và dân tộc đã chứng minh, vùngĐBSCL có con người sinh sống từ sớm, song lịch sử cư dân trải qua nhiều lớp với cácbước thăng trầm khác nhau. Lớp cư dân có mặt đầu tiên ở Nam Bộ gắn với nền Văn hóa Óc - eo, địa điểmphát hiện đầu tiên của nền văn hóa tại thị trấn Óc-eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh AnGiang); song có địa vực phân bố khá rộng: toàn vùng ĐBSCL, tập trung ở hai tỉnh AnGiang và Kiên Giang. Trước thế kỷ XX, do thiếu thông tin và tư liệu, một số học giảngười Pháp đã đưa ra kết luận rằng, nhà nước Phù Nam cũng chính là Chân Lạp (tiềnthân của nhà nước Campuchia ngày nay), cả về mặt lịch sử và địa lý; từ đó, gắn nhànước “Phù Nam - Chân Lạp” là của người Khơ - me51, nghĩa là tộc người này là lớp cưdân đầu tiên có mặt ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, về sau, dựa trên nhiều nguồn thông tin và tư liệu mới, nhất là tư liệuKhảo cổ học, giới nghiên cứu Sử học, Dân tộc học nước ta và nhiều nhà khoa họcnước ngoài đã đưa ra kết luận ngược với các ý kiến trước đó: chủ nhân của nền vănhóa Óc - eo là cư dân nói tiếng thuộc Ngôn ngữ Nam Đảo (Đa Đảo hay Malaiô-Pôlinêdi), được thư tịch cũ chép là có nước da ngăm, cao vừa phải, tóc quăn dợnsóng, tôn sùng Ấn Độ giáo. Cư dân sinh sống bằng thương nghiệp là chính, có quanhệ kinh tế-văn hóa với cư dân các nền văn hóa: Sa Huỳnh ở Trung Bộ, Đông Sơn ởBắc Bộ Việt Nam và Xamrôngxen ở Cămpuchia, đặc biệt là phát triển mạnh buôn bánvới người Ấn Độ và một số nước phương Tây. Thương cảng, đô thị Óc - eo có vị tríquan trọng trên đường hành thương quốc tế lúc bấy giờ. Văn hóa Óc - eo là tiền đề đểhình thành Vương quốc Phù Nam - vương quốc rộng lớn và hùng mạnh qua 12 triềuvua (theo thống kê sơ bộ của các nhà nghiên cứu); đạt độ cường thịnh nhất là vào cácthế kỷ IV- VI, nhiều nước, trong đó có Chân Lạp (nhà nước được coi là đầu tiên củangười Khơ -me, tồn tại khoảng thời gian từ năm 550 tới năm 802, trên phần phía Namcủa bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một phần ĐBSCL hiện nay), phảiphụ thuộc vào họ. Do nhiều nguyên nhân, từ giữa thế kỷ XI trở đi, vương quốc PhùNam dần dần suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính hoàn toàn vào năm 627. Sau đó, vùng Văn hóa Óc-eo bị đợt biển tiến kéo dài, cả vùng chìm trong nướcbiển nên bị bỏ hoang. Khoảng thế kỷ XII, nước biển rút, để lộ ra vùng đồng bằng,ngày nay được gọi là ĐBSCL. Có ý kiến cho rằng, vào thời kỳ Vương quốc Khơ mehay đế chế Angkor cực thịnh (nửa sau thế kỷ XI), người Khơ - me từ Cămpuchia đãtiến xuống khai phá vùng ĐBSCL. Lại có ý kiến cho rằng, người Khơ - me có mặt tạivùng đất này trước người Việt chỉ chừng hơn 2 - 3 thế kỷ (người Khơ - me vào thế kỷXIV - XVI; người Việt khoảng thế kỷ XVI- XVII) 52.51 Trong báo cáo này, chúng tôi không viết “Dân tộc Khmer” như trong nhiều tài liệu, mà viết là “Khơ-me”, theoquy định của “Bảng Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” do Tổng cục Thống kê thừa ủy nhiệm của Thủtướng Chính phủ, công bố tại Quyết định 121/TCTK ngày 2- 3- 1979. Bảng Danh mục này hiện vẫn còn hiệu lựcpháp lý.52 Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 293 Tuy nhiên, cho đến nay, khảo cổ học đã chứng minh, các công trình kiến trúcbằng đá, biểu hiện của nền văn minh rực rỡ của các thời đại Angkor đều tập trungquanh khu vực Xiêm Riệp và Battambang, không tìm thấy dấu tích ở khu vực ĐBSCLĐiều đó, chứng tỏ vào thời gian trên, người Khơ - me chưa từng ở, hoặc chỉ với cácnhóm ít, lẻ tẻ ở khu vực này. Những địa danh như Moat Chruk (Châu Đốc), Phsar Dek(Sa Đéc), Toek Khmau (Cà Mau)… chỉ xuất hiện sau này khi người Khơ-me theo chânngười Việt và người Minh Hương đến khai phá ĐBSCL từ giữa thế kỷ XVII đến cuốithế kỷ IXX. Di tích xưa nhất chứng minh cho việc cư trú của người Khơ-me tại vùngđất này là các chùa chiền, đều có cùng niên đại, thời gian xuất hiện của người Hoa vàngười Việt, nghĩa là cách đây khoảng 300 năm53. Từ nửa sau thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, sau thời kỳ Angkor, lãnh thổ củavương quốc Chân Lạp chỉ bao quanh từ khu vực phía nam hồ Tonle Sap đến khu MỏVẹt54 phía đông, và từ Stung Treng phía bắc đến Tà-keo về phía nam, mỗi khu vực domột tiểu vương chiếm cứ và tranh giành lẫn nhau. Nhiều nhóm cư dân Khơ-me từ phíathượng lưu sông Mêkông thuộc Campuchia hiện nay tiến xuống khai phá vùngĐBSCL. Tuy nhiên, sau đó, trong các thế kỷ XVI - XVII, nước Chân Lạp bị chia rẽ vàtừng bước bị suy vong, do sự can thiệp của người Xiêm, nên không còn kiểm soátđược vùng đất ngập nước phía Nam thuộc Vương quốc Phù Nam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: