Danh mục

Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 2

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3.1. Tính chất và thời gian tương đối Tiếp theo thời kì tiền Việt-Mường là thời kì tiếng Việt chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn Việt-Mường cổ (pré Việt-Mường). Người ta có thể giải thích đây là quãng thời gian khối tiền Việt-Mường do có sự khác biệt nội bộ trước đây đã dẫn tới sự chia tách ra thành một bên là một bộ phận về sau này trở thành các ngôn ngữ như Arem, Rục, Mã Liềng, Thà Vựng v.v... hiện nay (thường được gọi là các ngôn ngữ song tiết) và một bên khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 2 Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt3.1. Tính chất và thời gian tương đốiTiếp theo thời kì tiền Việt-Mường là thời kì tiếng Việt chuyển sang một giai đoạnmới, giai đoạn Việt-Mường cổ (pré Việt-Mường). Người ta có thể giải thích đây làquãng thời gian khối tiền Việt-Mường do có sự khác biệt nội bộ trước đây đã dẫntới sự chia tách ra thành một bên là một bộ phận về sau này trở thành các ngôn ngữnhư Arem, Rục, Mã Liềng, Thà Vựng v.v... hiện nay (thường được gọi là các ngônngữ song tiết) và một bên khác là tiếng Việt-Mường cổ (pré Việt-Mường). Về saunữa, ở cuối giai đoạn lịch sử này, trong nội bộ ngôn ngữ Việt-Mường cổ lại cóthêm một sự khác biệt. Sự khác biệt dẫn đến việc chia tách một bên là tiếng ViệtMường chung và bên kia là tiếng Cuối còn lại. Như vậy, giai đoạn Việt-Mường cổchính là quãng thời gian nằm giữa hai sự phân hoá: sự phân hoá khối tiền Việt-Mường để có được tiếng Việt-Mường cổ và khởi đầu của sự phân hoá tiếp theo củachính tiếng Việt-Mường cổ này để tạo ra tiếng Việt-Mường chung.Về mặt lịch sử, người ta ước chừng giai đoạn phát triển thứ hai của tiếng Việt diễnra từ thế kỉ I–II cho đến khoảng thế kỉ VIII–IX. Vào quãng thời gian này lịch sửdân tộc ta, như mọi người đều biết, thuộc vào thời kì khó khăn nhất: nước ViệtNam lúc bấy giờ bị đô hộ của phong kiến phương Bắc. Trong trạng thái khó khănchung ấy, tiếng Việt ở những vùng khác nhau sẽ chịu những áp lực đô hộ khácnhau. Một bộ phận, có lẽ là phần lãnh thổ miền núi và phía Nam, do điều kiệnkhách quan không hoặc ít chịu tác động của chính sách đồng hoá nên phát triểntheo một hướng vẫn duy trì các đặc điểm trội của tiếng tiền Việt-Mường vốn kếthừa từ ngôn ngữ Mon-Khmer trước kia. Một bộ phận khác, có lẽ là phần lãnh thổphía Bắc và vùng đồng bằng đi lại thuận tiện, do đã chịu ảnh hưởng của chính sáchđô hộ khá ngặt nghèo hơn nên đã phát triển theo một hướng khác. Tuy nhiên nhờnhững giá trị bền vững đã được hình thành và định hình từ thời tiền Việt-Mường,mặc dù bị một chính sách đồng hoá nặng nề, tiếng Việt vẫn có sức sống mãnh liệt,đảm bảo làm công cụ giao tiếp của dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ sau này. Có lẽsự chia tách khối tiền Việt-Mường thành những bộ phận khác nhau như ngày naylà do sự tác động đồng thời của cả yếu tố địa lí, cả yếu tố thời gian, cả bản thânngôn ngữ và cả sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đất nước lúc đó.3.2. Những đặc điểm chính về ngôn ngữỞ thời kì này, có thể nói rằng lịch sử tiếng Việt là lịch sử của tiểu nhóm ngôn ngữphát triển theo hướng đơn tiết. Hướng chủ đạo của nó như vậy là do nó đã cónhững tiếp xúc láng giềng khá sâu sắc với các ngôn ngữ Thái và sau đó đã chịu ảnhhưởng, lúc ban đầu thì mờ nhạt nhưng về sau thì khá đậm nét, của tiếng Hán.Chúng tôi gọi tên giai đoạn này là giai đoạn Việt-Mường cổ của tiếng Việt haytiếng Việt ở giai đoạn Việt-Mường cổ. Và nó cũng có thể được gọi theo tên gọikhác là tiếng Việt-Mường cổ. Bản thân nó, nhờ những đặc điểm ngôn ngữ đ ượcchúng tôi mô tả sau đây, làm nên những khác biệt so với bộ phận còn lại (tức làtiểu nhóm song tiết) trong tiếng tiền Việt-Mường trước kia để hình thành một cáthể ngôn ngữ riêng trong nhóm.3.2.1. Về vấn đề đặc điểm từ vựng trong vốn từ của ngôn ngữ.Như đã sơ bộ giải thích ở trên, lúc này tiếng Việt-Mường cổ đã có sự vay mượn từcác ngôn ngữ Thái-Kađai (Tai-Kadai) và tiếng Hán. Trong khi đó, các ngôn ngữsong tiết còn lại của nhóm Việt-Mường, về đại thể, vẫn duy trì vốn từ cội nguồnMon-Khmer xưa kia của mình. Tuy nhiên, để cho vấn đề thêm rõ ràng trước hếtchúng ta sẽ xem xét và phân tích tính chất của những từ vay mượn từ những ngônngữ Thái.Có lẽ những từ vay mượn lẫn nhau từ các ngôn ngữ Thái-Kađai (Tai-Kadai) vàtiếng Hán là những từ không phải thuộc lớp cơ bản nhất giống như lớp từ tươngứng với các ngôn ngữ Mon-Khmer. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, chúngcũng là những từ chỉ những khái niệm cơ bản trong vốn từ của một ngôn ngữ. Vídụ: Việt Mường Cuối Thái đường/đàng tàng tiàng táng (chỏ) mả (chó) má ma (cỏ) nhả cỏ nhảThế nhưng, trong những trường hợp vừa dẫn ra ở trên, người ta có thể cho rằng từđường/đàng của tiếng Việt là gốc Mon-Khmer vì thấy trong tiếng Rục có dạngthức tơàng, còn hai từ còn lại má và nhả có thể là sự vay mượn về sau này. Đối vớichúng tôi, chính tình trạng khác biệt nói trên cho phép nghĩ rằng những vay mượnlẫn nhau giữa Việt-Mường và Thái xảy ra vào giai đoạn lịch sử này. Bởi vì, sự cómặt trong những tiếng tiền Việt-Mường khác một từ tương ứng với sá (đường sá)của tiếng Việt (ví đụ, Arem: ?ura – Khạ Phọng: kurà: – Nyah Kur: trớw) đã chứngnhận tương đương đàng (Việt) – táng (Thái) khó có thể có từ thời tiền Việ ...

Tài liệu được xem nhiều: