Danh mục

CÁC KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN CƠ BẢN

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.77 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu là những kỹ thuật bóng chuyền cơ bản dành cho các bạn yêu thích môn bóng chuyền tham khảo. Hi vọng qua tài liệu này các bạn sẽ có thêm kiến thức về bộ môn này và luyện tập đạt hiệu quả cao.Chúc các bạn thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN CƠ BẢNCÁC KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN CƠ BẢNKỸ THUẬT PHÁT BÓNG CAO TAY:- Kỹ thuật phát bóng cao tay - Tư thế chuẩn bị : Người tập đứng mặt quay vàolưới, chân trái trước mũi chân thẳng góc với đường biên ngang, chân phải sau(chân trước cách chân sau nửa bước) trọng lượng cơ thể dồn đều trên cả hai chân,tay trái cầm bóng ở phía trước.- Kỹ thuật phát bóng cao tay - Tung bóng : Tay trái cầm bóng đưa lên ngang tầmmặt thì tung bóng ở trước mặt lên cao hơn đầu từ 80 - 100 cm thẳng lên trênnhưng hơi chếch sang phải (tay đánh bóng). Khi tung bóng người phát cũng có thểhơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, sau đó vươn thẳng hai chân lên kết hợp với độngtác tung bóng nhịp nhàng.Chú ý: Khi tung bóng nếu bóng ở tầm thấp thì đường bóng sẽ không chính xác.- Vung tay đánh bóng :Cùng lúc tay trái tung bóng lên cao, tay phải co lại và chuyển động từ trước – lêncao – ra sau, thân trên ngả về sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng từ trên rơi xuốngtới tầm tay giơ thẳng thì đánh mạnh vào phía sau, phần dưới tâm của bóng bằngbàn tay mở với các ngón tay chụm tự nhiên.Kĩ thuật phát bóng này có đặc điểm là khi phát bóng người ở tư thế chuẩn bị, mặtđối diện với lưới, tay tiếp xúc lúc đánh bóng ở tầm cao. Bóng tung cao hơn đầukhoảng 1-1,5m và hơi chếch về trước, tay phải vung lên trên, hơi gập ở khớpkhuỷu và kéo căn ra sau. Góc gập ở khớp khuỷu lớn hơn 900 . Cùng lúc vung tay,vai phải và đầu chuyển động ra sau, vùng ngực và thắt lưng căng. Khi đánh bóng,tay phải duỗi mạnh ở khớp khuỷu, đưa tay vươn lên cao kết hợp với nâng vai vàvung tay ra trước đánh bóng (góc nghiêng vươn tay khoảng 800) từ phía sau hơixuống dưới để bóng chuyển động ra trước – lên cao.KỸ THUẬT CHẮN BÓNGChắn bóng là phương pháp phòng thủ tích cực nhất. Kỹ thuật chắn bóngcàngđược cải tiến, càng đòi hỏi kỹ thuật đập bóng phải biến hoá muôn hình muôn vẻ.Chắn bóng nhằm hai mục đích:Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đồng đội tấn công, giảm sức uy hiếp của đốiphương (không phải mục đích chắn bóng để ăn điểm).Nếu có thể trực tiếp dẫn điểm.* Kỹ Thuật Chắn Bóng - Kỹ thuật động tác:1. Tư thế chuẩn bịSau khi phát bóng xong thì phải sẵn sàng bám sát lưới để chuẩn bị chắn bóng,người tập thường phải đứng cách lưới chừng 0,25 - 0,35m. Trước hết phải quan sátvà phát hiện mục tiêu (điểm tấn công), nắm vững đặc điểm đập bóng của đốiphương và hướng đập bóng để quyết định vị trí chắn bóng. Phải luôn luôn đứngđối diện với hướng bóng tới, cho nên phải di chuyển dọc theo lưới. Sau khi xácđịnh vị trí giậm nhảy rồi, hai chân đứng song song cách nhau khoảng một bànchân, hai tay co lên phía trước cao hơn thắt lưng để chuẩn bị nhảy.2. Nhảy và chắn bóngThời gian nhảy phụ thuộc vào tính chất và tầm bóng cao thấp. Bóng cao thì nhảychậm, bóng thấp thì nhảy sớm. Nhưng nói chung phải nhảy sau người đập mộtchút, phải quan sát hoạt động tay của đối thủ đập bóng để quyết định nhảy chắn.Thông thường là đứng tại chỗ nhảy lên hoặc nhích lên một bước, hai đầu gốikhuỵu xuống, hai cánh tay đưa sát thân người theo bên sườn từ dưới lên lấy đà bậtlên cao. Nhảy tới tầm cao nhất, tiếp tục quan sát lần cuối cùng, nhanh chóng đưahai tay cản đường bóng đập.Tay đưa lên không duỗi hết mức để khi cần thiết cóthể chuyển hướng chắn bóng được dễ dàng.Khi chắn bóng bàn tay mở như khi chuyền bóng, hơi ngửa ra phía sau, các ngóntay hơi lên gân để khi bóng chạm tay sẽ bật bổng lên. Hai bàn tay cách nhauchừng nửa quả bóng để bóng không thể lọt qua.Hai cùi tay phải sát mép lưới; nếu xa quá, bóng dễ bị lọt xuống theo người.Kỹ Thuật Bóng Chuyền - Hình tay khi chắn bóngSau khi chạm bóng, không được gập cổ tay theo, như vậy dễ bị chạm lưới.3. Rơi xuống đấtKhi chắn bóng xong rơi xuống đất bằng mũi bàn chân và tiếp tục quan sát để đềphòng đối phương tấn công nhưng nếu bóng bật trở lại trong sân mình thì phảinhanh chóng lùi xuống chuẩn bị đập bóng.* Kỹ Thuật Chắn Bóng - Phương pháp luyện tậpMuốn chắn bóng tốt, không những phải có sức bật cao mà còn phải có sức dừngtrên không được lâu. Điều quan trọng là phán đoán đường bóng được chính xác;nhảy đúng lúc. Vì vậy, cần tập hỗ trợ nhiều bằng cách: nhảy chắn bóng treo, nhảychắn bóng ở điểm chỉ định trên tường hoặc một vật trên cao…Khi luyện tập cần phân đoạn như sau:Trước hết cần tập chắn lưới thấp không cần nhảy: Một người đập bóng, ngườikhác tập phán đoán các đường bóng đập theo đường lấy đà. Khi đã có khả năngphán đoán nhất định thì nâng lưới lên, nhảy không có bóng, sau mới phối hợpchắn bóng tập theo đường lấy đà.Khi trình độ chắn bóng đã khá thì thay đổi tập chắn các đường bóng khác nhau.Có thể đứng trên ghế cao đập bóng cho người tập chắn bóng. Khi tập chắn bóng cánhân tốt rồi mới tập phối hợp chắn bóng tập thể.* Kỹ Thuật Chắn Bóng - Những sai lầm thường mắcĐộng tác cứng đờ hay lao người vào lưới, nhảy bật lao bật ra trước, không nhảythẳng.Nhảy sớm quá nên khi người bắt đầu rơi xuống rồi bóng mới đập qua.Hay đưa tay qua lưới.Do ham tranh bóng, muốn chắn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: