Danh mục

Các lễ hội ở miền trung (phần 1)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.62 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ hội đình làng An HảiLàng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mảnh đất phía đông sông Hàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành An Hải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợt tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng, thành An Hải và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các lễ hội ở miền trung (phần 1)Lễ hội đình làng An HảiLàng An Hải ngày trước thuộc xã An Phúc, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, naythuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Mảnh đất phía đông sôngHàn này đã một thời được các vua nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì - gọi là thành AnHải, cùng với thành Điện Hải ở phía tây giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Sau đợttấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào rạng sáng ngày 1/09/1858 vào Đà Nẵng,thành An Hải và Điện Hải đã bị hư hại nặng. Đến nay, mặc dù dấu vết thành An Hải hầunhư không còn nữa, nhưng dấu ấn của cuộc kháng chiến hào hùng ngày xưa vẫn còn lưugiữ trong lòng người dân bao thế hệ qua câu chuyện truyền khẩu.Năm 2000, lễ hội đình làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở mọi ngườì quay về mộtthời hào hùng ấy. Lễ hội đình làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm, 10-8âm lịch. Sau lễ thỉnh văn khai mạc lễ hội tại đình, mọi người đổ xô ra bờ sông để xem thilắc thúng - một môn thể thao mang đậm sắc thái sinh hoạt vùng biển.Trong sân đình, các kỳ thủ cân nhắc lợi hại từng nước đi để tranh nhau chiểm giải môn cờtướng. Các đội tham gia thi kéo co cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhập cuộc. Bên cạnhcác trò dân gian truyền thống ấy còn có các môn hiện đại như cầu lông, điền kinh... Xếchiều diễn ra hội thi múa lân. Khi dêm xuống, sau buổi xây chầu hát lễ diễn ra đầy sắcmàu dân tộc, mọi người lại tề tựu về sân khấu trước đình xem hát tuồng. Sáng hôm sau,trong phần lễ chính thức, đại biểu các tộc họ cùng nhau ôn lại truyền thống tốt đẹp củalàng, trước khi bước vào dâng lễ tế theo nghi thức cổ truyền dân tộc.Lễ hội đình làng An Hải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hiển linh, dùtrải qua bao năm tháng, tên đất - tên làng vẫn còn vang vọng những hồi quang oanh liệtkhông chỉ của một thành phố mà còn của cả một dân tộc.Lễ hội làng Hòa MỹĐịa danh Hoà Mỹ được xác lập trên bản đồ đất nước từ năm 1825 (Minh Mạng thứ 5),nay là khối phố Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễhội đình làng diễn ra hàng năm vào ngày 12/01 âm lịch nhằm nhắc nhở tinh thần “uốngnước nhớ nguồn” trong con cháu các tộc họ, kiểm điểm những việc đã làm được trongmột năm và định hướng những việc sẽ thực hiện trong năm đến. Do hoàn cảnh chiếntranh, việc tổ chức lễ hội bị gián đoạn một tới gian dài, mãi đến năm 1994 mới được khôiphục trở lại.Lễ hội đình làng Hoà Mỹ diễn ra trong một ngày rưỡi. Phần lễ theo nghi thức cổ truyềngồm lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội có nhiều nội dung phong phú, truyền thốngvà hiện đại đan quyện vào nhau, tạo nên nét rất riêng cho lễ hội. Mở đầu phần hội bao giờcũng là giải chạy việt dã truyền thống, thu hút đông đảo nông dân, thanh - thiếu niên,nam nữ học sinh tham gia. Trong khi người trẻ tuổi thi cắm hoa, thi làm bánh thì ngườicao tuổi biểu diễn thể dục dưỡng sinh, vui chơi bài chòi. Khán giả bao giờ cũng thật đông quanh các trò chơi dân gian như kéo co, đập om... bởi cái không khí rất hội hè của chúng. Các tổ dân phố, các gia tộc, các đoàn thể códịp ngồi lại bên nhau trong buổi sinh hoạt giao lưu văn hoá, trao đổi những kinh nghiệmvề nếp sống đẹp trong đời thường để cùng giúp nhau tiến bộ. Các trích đoạn hát tuồngđan xen vào các tiết mục ca múa nhạc kịch của chương trình văn nghệ lễ hội cũng là mộtcách kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Lễ hội đình làng giữa một khu phốnhư Hoà Mỹ là một nét rất riêng trong đời sống văn hoá của người dân Đà Nẵng.Lễ hội Quán Thế ÂmLễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn,thành phố Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngàykhánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn ThuỷSơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánhthành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ cóhình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổchức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âmvào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phụctrở lại. Từ đó, hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức vớimột tầm vóc, quy mô ngày càng lớn và nội dung ngày càng phong phú hơn. Lễhội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội.Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:- Lễ rước ánh sáng:Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rướckiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, màtrong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạođức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.- Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyệncho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.- Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu,cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sáchnhững người thân c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: