Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nayNguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụnglàm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật... “Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ đ ược các chủ thể có thẩm quyền sửdụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụngvào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế ”[1]. Nguồn của phápluật bao gồm: nguồn nội dung và nguồn hình thức; nguồn chủ yếu (nguồn cơ bản)và nguồn thứ yếu, tùy vào căn cứ phân biệt. Khi xem xét về nguồn của pháp luậtViệt Nam hiện nay, cần phải quan tâm cả nguồn nội dung v à nguồn hình thức củanó, trong đó, “nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của phápluật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hànhvà giải thích pháp luật”[2]; “nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phươngthức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay l à nơi chứa đựng, nơicó thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể cóthẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”[3].Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối.1. Một số nguồn nội dung của pháp luật Việt NamĐường lối, chính sách của Đảng Đường lối, chính sách của Đảng được coi là nguồn nội dung của pháp luật bởivì chúng định ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nướctrong một giai đoạn nhất định cũng như những phương pháp, cách thức cơ bản đểthực hiện những mục tiêu, phương hướng này. Và những mục tiêu, phương hướng,phương pháp và cách thức đó sẽ được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổchức thực hiện trong thực tế. Nội dung các quy định trong các văn bản quy phạmpháp luật (VBQPPL), từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phảiphù hợp, không được trái với đường lối, chính sách của Đảng. Về mặt lý luận,đường lối, chính sách của Đảng chỉ có thể l à nguồn nội dung mà không thể lànguồn hình thức của pháp luật; song, trong thực tế có lúc nó cũng được coi lànguồn hình thức của pháp luật như việc áp dụng thẳng Nghị quyết 10 và Chỉ thị100 của Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ở một số địa ph ương trướcđây. Nói chung, việc áp dụng thẳng đường lối, chính sách của Đảng vào các lĩnhvực của xã hội là một hạn chế cần khắc phục, vì về mặt nguyên tắc, đường lối,chính sách của Đảng chỉ có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện nghi êmchỉnh đối với các đảng viên và các tổ chức đảng. Và dĩ nhiên, đường lối, chínhsách đó chỉ có thể có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với toàn xãhội khi nó được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.Nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước Đây cũng là một trong những nguồn nội dung quan trọng của pháp luật, mộttrong những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật. Để tổ chức, quản lý và điềuhành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải banhành các quy định pháp luật cụ thể nhằm xây dựng đồng bộ các loại thị tr ường (thịtrường lao động, thị trường hàng hoá, thị trường bất động sản, thị trường tàichính...); cụ thể hoá các chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thunhập...; sắp xếp, cơ cấu lại các ngành kinh tế, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theochiều hướng mà Nhà nước mong muốn, chiều hướng vừa thúc đẩy sự tăng trưởng,vừa bảo đảm sự cân đối và ổn định của nền kinh tế - xã hội.Các tư tưởng, học thuyết pháp lý Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng có thể trở thành nguồn nội dung củapháp luật. Chẳng hạn, theo Điều 2 của Hiến pháp hiện hành của nước ta thì, “Nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dânvà đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quy định này của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa tư tưởng củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; tư tưởngchủ quyền nhân dân; t ư tưởng nhà nước pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố hợp lýcủa học thuyết phân chia quyền lực nhà nước.2. Các loại nguồn hỗn hợp Bên cạnh các nguồn nội dung kể trên, còn có các nguồn vừa là nguồn nội dung,vừa là nguồn hình thức của pháp luật. Đó là các nguồn cơ bản sau:Các nguyên tắc chung của pháp luật Đây là những nguyên lý, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ quátrình xây dựng và thực hiện pháp luật trong thực tế. Có những nguyên tắc chỉ lànguồn nội dung của pháp luật. Chẳng hạn, theo Điều 8 của Bộ luật H ình sự năm1999 thì, “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậtHình sự ...”. Quy định này xuất phát từ một nguyên tắc chung của pháp luậ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 300 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 231 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 228 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 157 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 148 0 0 -
57 trang 140 0 0
-
214 trang 132 0 0
-
11 trang 116 0 0
-
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 115 0 0 -
30 trang 113 0 0
-
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 trang 112 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi và đáp án Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam
27 trang 102 0 0 -
Bài giảng Chủ nghĩa Xã hội & phương hướng đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta
14 trang 93 0 0 -
9 trang 92 0 0
-
Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý về kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước ở nước ta
9 trang 92 0 0 -
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 trang 90 0 0 -
Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA KINH TẾ HỌC MÁCXÍT
16 trang 89 0 0 -
5 trang 88 0 0