Danh mục

Các loài thú ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về kết quả điều tra đã ghi nhận tổng số 80 loài thú thuộc 26 họ, 9 bộ, trong đó, bộ Dơi (Chiroptera) và bộ Ăn thịt (Carnivora) chiếm ưu thế rõ rệt, tiếp đến là bộ Gặm nhấm (Rodentia), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) và Bộ Chuột chù (Soricomorpha) ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các loài thú ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh HóaTẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 26-33CÁC LOÀI THÚ GHI NHẬN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN,TỈNH THANH HÓAĐặng Huy Phương1*, Lê Xuân Cảnh1, Nguyễn Trường Sơn1, Nguyễn Đình Hải21Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam,*phuongiebr@yahoo.com2Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh HóaTÓM TẮT: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên chiếm phần lớn rừng tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa, vớiđộ che phủ của rừng trên 80%, các nghiên cứu gần đây đã và đang khẳng định được tiềm năng cũng nhưgiá trị đa dạng sinh học trong khu vực. Trong khuôn khổ của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Côngnghệ Việt Nam và chương trình hợp tác giữa KBTTN Xuân Liên với Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinhvật, các đợt điều tra thành phần các loài thú tại đây đã được thực hiện nhằm đánh giá thành phần các loàithú trong KBTTN Xuân Liên. Nghiên cứu được tiến hành vào các đợt khác nhau, gồm: đợt 1 từ 1 tháng 11đến 21 tháng 11 năm 2011; đợt 2 từ 15 tháng 4 đến 05 tháng 5 năm 2012 và đợt 3 từ ngày 22 tháng 8 đếnngày 10 tháng 9 năm 2012 tại các khu vực: bản Vịn, xã Bát Mọt; bản Hang Cáu và bản Quặn, xã VạnXuân; bản Lửa và bản Khong xã Yên Nhân. Kết quả điều tra đã ghi nhận tổng số 80 loài thú thuộc 26 họ,9 bộ, trong đó, bộ Dơi (Chiroptera) và bộ Ăn thịt (Carnivora) chiếm ưu thế rõ rệt, tiếp đến là bộ Gặmnhấm (Rodentia), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) và Bộ Chuột chù(Soricomorpha). Đã xác định được 27 loài nguy cấp, quý hiếm, trong đó ghi nhận được 24 loài thuộc NghịĐịnh 32/2006/NĐ-CP, 11 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 16 loài thuộc Danh lục đỏ IUCN(2012).Từ khóa: Các loài thú, Khu bảo tồn thiên nhiên, Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hóa.MỞ ĐẦUVật liệuKhu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên(KBTTN) thuộc huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa được thành lập theo Quyết định số1476/QĐ-UB/2000 của UBND tỉnh Thanh Hóa.Về vị trí địa lý, phía Nam giáp KBTTN Pù Hoạt(Nghệ An); phía Tây là KBTTN Nậm Xamnước CHDCND Lào. Diện tích được giao quảnlý là 26.303,6 ha thuộc địa bàn 5 xã (Bát Mọt,Yên Nhân, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Lương Sơn).Khu vực này là nơi tập trung phần lớn rừng tựnhiên của tỉnh Thanh Hóa, với độ che phủ củarừng là trên 80%. Các nghiên cứu gần đây đãkhẳng định được tiềm năng cũng như giá trị đadạng sinh học trong khu vực.Tổng số 480 giờ đặt lưới đã thu được tổngsố 540 mẫu thú nhỏ trong đó 150 mẫu được lưugiữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtlàm tiêu bản nghiên cứu. Đã tiến hành 50 đêmđiều tra quan sát thú với tổng chiều dài 50 kmtrên các tuyến khảo sát ở KBTTN Xuân Liêntrong 3 đợt khảo sát thực địa.Trong khuôn khổ của Đề tài cấp ViệnHàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vàchương trình hợp tác giữa KBTTN Xuân Liênvới Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cácđợt điều tra thành phần các loài thú tại đây đãđược thực hiện nhằm đánh giá thành phần cácloài thú trong KBTTN Xuân Liên.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành vào các đợt khácnhau, gồm: đợt 1 từ 1 tháng 11 đến 21 tháng 11năm 2011; đợt 2 từ 15 tháng 4 đến 05 tháng 5năm 2012 và đợt 3 từ ngày 22 tháng 8 đến ngày10 tháng 9 năm 2012 tại các khu vực: bản Vịn,xã Bát Mọt; bản Hang Cáu và bản Quặn, xã VạnXuân; bản Lửa và bản Khong xã Yên Nhân.Phương phápPhương pháp nghiên cứu thú lớnĐiều tra theo tuyến: phương pháp điều tratheo tuyến được sử dụng để quan sát trực tiếpthú hoặc gián tiếp qua các dấu vết hoạt độngcủa chúng (lối đi, phân, hang tổ, tiếng kêu). CácDang Huy Phuong, Le Xuan Canh, Nguyen Truong Son, Nguyen Dinh Haituyến điều tra xuyên qua các dạng sinh cảnhkhác nhau của mỗi khu vực khảo sát và có độdài tử 5-10 km mỗi tuyến. Các tuyến đườngmòn có sẵn chạy xuyên qua các dạng sinh cảnhđược chọn làm tuyến khảo sát. Bên cạnh đó, tậptrung vào các tuyến nhánh xuất phát từ đườngmòn đi sâu vào trong rừng. Các dụng cụ đểquan sát động vật và ghi chép thông tin baogồm ống nhòm, máy ảnh, bút bi, sổ thực địa vàcác phiều điều tra chuẩn bị sẵn.Điều tra soi đêm: kỹ thuật soi thú đêm bằngđèn pin được sử dụng trong quá trình điều tranhanh nhằm ghi nhận một số loài thú thuộc bộLinh trưởng (cu li), các loài thú ăn thịt, các loàithú móng guốc và một số loài sóc bay thuộc bộGặm nhấm. Thời gian tiến hành soi đêm thườngbắt đầu sẩm tối khoảng 19 giờ kéo dài đếnkhoảng 1-2 giờ sáng ngày hôm sau, tùy thuộcvào tình hình thời tiết.Trong suốt thời gian soi đêm, khi gặp thútrực tiếp hay quan sát được các dấu vết cácthông tin cần được thu thập bao gồm: ngàytháng, giờ, toạ độ GPS, độ cao, dạng sinh cảnhtại điểm quan sát (rừng tre, rừng thường xanhthứ sinh, rừng thường xanh nguyên sinh, rừngnguyên sinh, rừng chân núi, rừng ven suối, mặtnước), loài phát hiện, hình thức ghi nhận (quansát, dấu chân, vết móng cào, lông hoặc các divật khác, thức ăn thừa).Phương pháp nghiên cứu thú nhỏ (dơi, gặmnhấm và cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: