Các lý thuyết phê bình văn học
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 333.96 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu Các lý thuyết phê bình văn học nhằm cung cấp cho bạn đọc một tấm "bản đồ" của các lý thuyết văn học lớn trên thế giới từ đầu Thế Kỷ 20 đến nay, chủ yếu để giúp bạn đọc dễ theo dõi các bài viết về lý thuyết và phê bình văn học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các lý thuyết phê bình văn họcCÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌCNguyễn Hưng QuốcLỜI TÁC GIẢPhần tóm lược dưới đây chỉ nhằm cung cấp cho bạn đọc một tấm ‘’bản đồ’’của các lý thuyết văn học lớn trên thế giới từ đầu Thế Kỷ 20 đến nay, chủ yếu đểgiúp bạn đọc dễ theo dõi các bài viết về lý thuyết và phê bình văn học đăng tải trênTiền Vệ. Khi đọc, xin bạn đọc lưu ý cho một điểm: Không có một lý thuyết nào có thểđược tóm lược một cách trung thành và trung thực, do đó, tấm ‘’bản đồ’’ này chỉ nênđược sử dụng như một cơ sở để tham khảo, từ đó, đọc thêm, hơn là để đánh giácác lý thuyết ấy.Với mục đích ‘’giới thiệu’’, tôi chỉ chọn một số những lý thuyết chính và có ảnhhưởng nhất mà thôi. Ðó là:Hình thức luận của Nga (Formalism)Phê Bình Mới của Anh và Mỹ (New Criticism)Cấu trúc luận (Structuralism)Hậu cấu trúc luận / Giải cấu trúc (Poststructuralism/Deconstruction)Các lý thuyết Mác-xít (Marxist Theories)Thuyết người đọc (Reader Theory)Phân tâm học (Psychoanalysis)Nữ quyền luận (Feminism)Thuyết lệch pha (Queer Theory)Chủ nghĩa hậu thực dân (Postcolonialism)Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism)Chủ nghĩa tân duy sử (New Historicism) và Chủ nghĩa duy vật văn hóa(Cultural Materialism)Về tài liệu tham khảo, tôi chỉ ghi những tác phẩm chính, mới và dễ tìm nhất,chủ yếu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Nguyễn Hưng QuốcHÌNH THỨC LUẬN CỦA NGAHình thức luận của Nga ra đời trước cuộc cánh mạng vô sản vào năm 1917.Thành viên là những sinh viên văn học và ngôn ngữ học rất trẻ, hầu hết ở lứa tuổitrên dưới 20, thuộc hai nhóm chính: Nhóm Ngôn Ngữ Học Moscow được thành lậpvào năm 1915, và Hội Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Thơ (thường được gọi tắt là Opojaz) ởPetersburg được thành lập vào năm 1916. Hai đại biểu nổi bật của nhóm trên làRoman Jakobson và Petr. Bogatyrev, trong khi đại biểu của nhóm dưới là ViktorShklovsky, Yury Tynyanov và Boris Eikhenbaum. Các công trình nghiên cứu củanhóm Hình Thức Luận có ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức Nga vào nhữngnăm đầu tiên của thập niên 1920. Tuy nhiên, sau đó, bắt đầu từ 1924, chúng bị CácNhà Mác-xít, đứng đầu là Trotsky trong cuốn Văn học và cách mạng, phê phán kịchliệt. Một số thành viên di tản ra khỏi nước Nga, số ở lại hoặc im lặng hoặc tìm cáchthỏa hiệp với các quan điểm văn học Mác-xít vốn đang giữ vai trò độc tôn trong sinhhoạt trí thức thời bấy giờ.Trong số những người ở lại, có Mikhail Bakhtin, người trong âm thầm, đãhoàn thành nhiều công trình nghiên cứu sau này, khi được xuất bản, đã được xem lànhững thành tựu lớn, có người còn cho là lớn nhất nhân loại trong cả Thế Kỷ 20.Trong số những người di tản, Roman Jakobson đã thành lập Nhóm Ngôn Ngữ HọcPrague tại Tiệp Khắc vào năm 1926, từ đó, làm nảy sinh hai nhà nghiên cứu xuấtsắc khác là Jan Mukarovsky và đặc biệt, N.S. Troubetzkoy, tác giả cuốn Các NguyênTắc Ngữ Âm Học, cuốn sách đã gợi cảm hứng và được xem là mẫu mực cho Claude1 CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌCLevi-Strauss trong các công trình nghiên cứu nhân chủng học, mở đầu cho trườngphái cấu trúc luận sau này. Cũng thuộc Nhóm Ngôn Ngữ Học Prague, René Wellek,khi định cư tại Mỹ, đã cùng với Austin Warren viết cuốn Lý Thuyết Văn Học, mộttrong vài công trình lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong các Đại Học Anh Mỹ trong trọnthập niên 1950 và nửa đầu của thập niên 1960. Bản thân Roman Jakobson, sau khitừ Tiệp Khắc di cư sang Mỹ, đã trở thành một trong những Nhà Ngôn Ngữ Học đồngthời là nhà lý thuyết về thơ hàng đầu thế giới. Như vậy, có thể nói Nhóm Hình ThứcLuận của Nga đã có những đóng góp lớn lao trong việc làm thay đổi diện mạo củanền nghiên cứu văn học thế giới không phải chỉ trong thời cực thịnh của Nhóm vàocuối thập niên 1910 và đầu thập niên 1920 mà còn cả trong nhiều thập niên sau đóqua ảnh hưởng mà các thành viên đã tạo nên đối với nhiều trường phái khác, từ PhêBình Mới đến cấu trúc luận và, thậm chí, cả hậu cấu trúc nữa.Một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Hình Thức Luận là đã nỗ lựcbiến ngành nghiên cứu văn học thành một ‘’khoa học’’ độc lập chứ không phải chỉ làmột phó sản của lịch sử, triết học hay xã hội học như trước đó. Ðể nghiên cứu vănhọc có thể biến thành một khoa học thực sự, Các Nhà Hình Thức Luận đã thay đổiđối tượng nghiên cứu: Trước, người ta xem đó là tác giả hay tác phẩm, nay với CácNhà Hình Thức Luận, đó là tính văn chương (literariness), cái làm cho các tác phẩmvăn học được xem là văn học, ở cái gọi là tính văn chương, điều họ quan tâm nhất làcác thủ pháp (devices), ở các thủ pháp, điều họ quan tâm nhất là các chức năng vàtrong các chức năng, điều họ quan tâm nhất là chức năng lạ hóa ngôn ngữ. Nói cáchkhác, theo Các Nhà Hình Thức Luận, văn học là nơi ngôn ngữ thoát khỏi tình trạngbị tự động hóa và mòn nhẵn theo thói quen để trở thành mới mẻ, đầy tính nghệthuật, làm tươi mát cái nhìn của con người về hiện thực. Nhiệm vụ chính của nhànghiên cứu văn học, do đó, tập trung chủ yếu vào việc phân tích những sự dị biệttrong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ thực dụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các lý thuyết phê bình văn họcCÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌCNguyễn Hưng QuốcLỜI TÁC GIẢPhần tóm lược dưới đây chỉ nhằm cung cấp cho bạn đọc một tấm ‘’bản đồ’’của các lý thuyết văn học lớn trên thế giới từ đầu Thế Kỷ 20 đến nay, chủ yếu đểgiúp bạn đọc dễ theo dõi các bài viết về lý thuyết và phê bình văn học đăng tải trênTiền Vệ. Khi đọc, xin bạn đọc lưu ý cho một điểm: Không có một lý thuyết nào có thểđược tóm lược một cách trung thành và trung thực, do đó, tấm ‘’bản đồ’’ này chỉ nênđược sử dụng như một cơ sở để tham khảo, từ đó, đọc thêm, hơn là để đánh giácác lý thuyết ấy.Với mục đích ‘’giới thiệu’’, tôi chỉ chọn một số những lý thuyết chính và có ảnhhưởng nhất mà thôi. Ðó là:Hình thức luận của Nga (Formalism)Phê Bình Mới của Anh và Mỹ (New Criticism)Cấu trúc luận (Structuralism)Hậu cấu trúc luận / Giải cấu trúc (Poststructuralism/Deconstruction)Các lý thuyết Mác-xít (Marxist Theories)Thuyết người đọc (Reader Theory)Phân tâm học (Psychoanalysis)Nữ quyền luận (Feminism)Thuyết lệch pha (Queer Theory)Chủ nghĩa hậu thực dân (Postcolonialism)Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism)Chủ nghĩa tân duy sử (New Historicism) và Chủ nghĩa duy vật văn hóa(Cultural Materialism)Về tài liệu tham khảo, tôi chỉ ghi những tác phẩm chính, mới và dễ tìm nhất,chủ yếu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Nguyễn Hưng QuốcHÌNH THỨC LUẬN CỦA NGAHình thức luận của Nga ra đời trước cuộc cánh mạng vô sản vào năm 1917.Thành viên là những sinh viên văn học và ngôn ngữ học rất trẻ, hầu hết ở lứa tuổitrên dưới 20, thuộc hai nhóm chính: Nhóm Ngôn Ngữ Học Moscow được thành lậpvào năm 1915, và Hội Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Thơ (thường được gọi tắt là Opojaz) ởPetersburg được thành lập vào năm 1916. Hai đại biểu nổi bật của nhóm trên làRoman Jakobson và Petr. Bogatyrev, trong khi đại biểu của nhóm dưới là ViktorShklovsky, Yury Tynyanov và Boris Eikhenbaum. Các công trình nghiên cứu củanhóm Hình Thức Luận có ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức Nga vào nhữngnăm đầu tiên của thập niên 1920. Tuy nhiên, sau đó, bắt đầu từ 1924, chúng bị CácNhà Mác-xít, đứng đầu là Trotsky trong cuốn Văn học và cách mạng, phê phán kịchliệt. Một số thành viên di tản ra khỏi nước Nga, số ở lại hoặc im lặng hoặc tìm cáchthỏa hiệp với các quan điểm văn học Mác-xít vốn đang giữ vai trò độc tôn trong sinhhoạt trí thức thời bấy giờ.Trong số những người ở lại, có Mikhail Bakhtin, người trong âm thầm, đãhoàn thành nhiều công trình nghiên cứu sau này, khi được xuất bản, đã được xem lànhững thành tựu lớn, có người còn cho là lớn nhất nhân loại trong cả Thế Kỷ 20.Trong số những người di tản, Roman Jakobson đã thành lập Nhóm Ngôn Ngữ HọcPrague tại Tiệp Khắc vào năm 1926, từ đó, làm nảy sinh hai nhà nghiên cứu xuấtsắc khác là Jan Mukarovsky và đặc biệt, N.S. Troubetzkoy, tác giả cuốn Các NguyênTắc Ngữ Âm Học, cuốn sách đã gợi cảm hứng và được xem là mẫu mực cho Claude1 CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌCLevi-Strauss trong các công trình nghiên cứu nhân chủng học, mở đầu cho trườngphái cấu trúc luận sau này. Cũng thuộc Nhóm Ngôn Ngữ Học Prague, René Wellek,khi định cư tại Mỹ, đã cùng với Austin Warren viết cuốn Lý Thuyết Văn Học, mộttrong vài công trình lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong các Đại Học Anh Mỹ trong trọnthập niên 1950 và nửa đầu của thập niên 1960. Bản thân Roman Jakobson, sau khitừ Tiệp Khắc di cư sang Mỹ, đã trở thành một trong những Nhà Ngôn Ngữ Học đồngthời là nhà lý thuyết về thơ hàng đầu thế giới. Như vậy, có thể nói Nhóm Hình ThứcLuận của Nga đã có những đóng góp lớn lao trong việc làm thay đổi diện mạo củanền nghiên cứu văn học thế giới không phải chỉ trong thời cực thịnh của Nhóm vàocuối thập niên 1910 và đầu thập niên 1920 mà còn cả trong nhiều thập niên sau đóqua ảnh hưởng mà các thành viên đã tạo nên đối với nhiều trường phái khác, từ PhêBình Mới đến cấu trúc luận và, thậm chí, cả hậu cấu trúc nữa.Một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của Hình Thức Luận là đã nỗ lựcbiến ngành nghiên cứu văn học thành một ‘’khoa học’’ độc lập chứ không phải chỉ làmột phó sản của lịch sử, triết học hay xã hội học như trước đó. Ðể nghiên cứu vănhọc có thể biến thành một khoa học thực sự, Các Nhà Hình Thức Luận đã thay đổiđối tượng nghiên cứu: Trước, người ta xem đó là tác giả hay tác phẩm, nay với CácNhà Hình Thức Luận, đó là tính văn chương (literariness), cái làm cho các tác phẩmvăn học được xem là văn học, ở cái gọi là tính văn chương, điều họ quan tâm nhất làcác thủ pháp (devices), ở các thủ pháp, điều họ quan tâm nhất là các chức năng vàtrong các chức năng, điều họ quan tâm nhất là chức năng lạ hóa ngôn ngữ. Nói cáchkhác, theo Các Nhà Hình Thức Luận, văn học là nơi ngôn ngữ thoát khỏi tình trạngbị tự động hóa và mòn nhẵn theo thói quen để trở thành mới mẻ, đầy tính nghệthuật, làm tươi mát cái nhìn của con người về hiện thực. Nhiệm vụ chính của nhànghiên cứu văn học, do đó, tập trung chủ yếu vào việc phân tích những sự dị biệttrong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ thực dụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các lý thuyết phê bình văn học Phê bình văn học Lý thuyết văn học Lý luận văn học Lý thuyết Mác xítGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 171 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 99 1 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển hai): Phần 2
93 trang 84 0 0 -
Tuyển tập phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh: Phần 2
313 trang 68 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 trang 66 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học
102 trang 66 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
25 trang 55 0 0 -
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 53 0 0 -
Vài nét về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955
6 trang 39 0 0 -
172 trang 39 0 0