Danh mục

Các ngân hàng ở Việt Nam dưới góc độ nền kinh tế số

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.37 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ ra những khó khăn của nền kinh tế số với hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, trên cơ sở lý thuyết đến phương pháp nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực và phù hợp hơn để hoàn thiện kinh tế số các ngân hàng trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các ngân hàng ở Việt Nam dưới góc độ nền kinh tế số CÁC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ NỀN KINH TẾ SỐ Tôn Thất Viên1 1. Trường Đại học Lao động-Xã hội TP.HCM; email: vientonthat@gmail.comTÓM TẮT Bài viết đánh giá kết quả nghiên cứu kể từ sau đại dịch Covid-19, đồng thời chỉ ra nhữngkhó khăn của nền kinh tế số với hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam, trên cơ sở lý thuyếtđến phương pháp nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực và phù hợp hơn đểhoàn thiện kinh tế số các ngân hàng trong thời gian tới.Từ khoá: kinh tế số, ngân hàng, tác động từ Covid-19.Abstract BANKS IN VIETNAM IN THE VIEW OF THE DIGITAL ECONOMYThe article evaluates research results since the Covid-19 pandemic and points out thedifficulties of the digital economy with the operations of banks in Vietnam, based on theory toresearch methods. From there, propose some practical and more appropriate solutions toimprove the digital economy of banks in the coming time.Keywords: digital economy, banking, impact from Covid-19.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm tăng vai trò của thông tin, và công nghệthông tin với tư cách là các nhân tố của đời sống xã hội gây ra sự chuyển đổi sang xã hội thông tin.Sự hình thành của nền kinh tế số như một xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội toàncầu. Các kỹ thuật và công nghệ mới, môi trường thông tin hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp… ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng tại Việt Nam như mộtphương tiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về hoạt động của các chủ thể kinh doanh.Theo đó, các vấn đề về nhận thức rủi ro, thực tại và xu hướng phát triển của ngành này trong bốicảnh hiện nay để có những thay đổi, thích ứng cho phù hợp là vấn đề cần được quan tâm. Kinh tế số đã giúp cho ngân hàng thay đổi nhanh mô hình hoạt động, kinh doanh theohướng hiện đại với độ bao phủ rộng hơn, tiết giảm được chi phí trong hoạt động, giúp ngườidùng tiếp cận dễ dàng hơn trong các giao dịch ngân hàng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàngmới giúp cho khách hàng không cần phải đến điểm giao dịch ngân hàng mà có thể truy cập dữliệu thông qua các thiết bị di động, chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước, mua sắm trựctuyến... Tuy vậy, muốn có được kinh tế số đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực, cũng nhưsự thay đổi về môi trường pháp lý công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và bảo mật dữ liệu,vấnđề an ninh mạng. Như vậy rõ ràng là số hóa nền kinh tế, sự phát triển vượt bậc của công nghệcó ảnh hưởng lớn đối với hoạt động ngân hàng. Xuất phát từ Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 về Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hộivà bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045đã đặt ra các yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Bình Dương trong định hướng phát triển kinh tế -xã hội dựa trên nền tảng Công nghiệp 4.0. Từ đó, bài viết tập trung vào lĩnh vực ngân hàng hiện 173nay, đang phải đối mặt với những thách thức nào, những xu hướng nào làm ảnh hưởng đếntương lai của chúng và để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn nền kinh tế số thì những kỹ năng ngânhàng cần phải có là gì, đây là những vấn đề cần được bàn luận và quan tâm để hoạt động ngânhàng không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Bàiviết sẽ làm sáng tỏ các ngân hàng tại Việt Nam dưới góc độ nền kinh tế số.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Xu hướng phát triển kinh tế số Theo D.Tapscott khái niệm “kinh tế số” được khởi nguồn vào tháng 11 năm 1994 với sựkiện chíp Pentium – sản phẩm chiến lược của Intel – bị công bố có lỗi vào ngày 30/10/1994 vàmãi tới ngày 20/12/1994, Intel mới thừa nhận lỗi được phát hiện. Sự chậm hiểu về thị trường sốvà hạ thấp vấn đề đã đưa Intel tới một hậu quả đau đớn là phải thu hồi toàn bộ chíp Pentium củahãng. D. Tapscott nhận định rằng câu chuyện về chíp Pentium đánh dấu một bước ngoặt kinh tếmới, theo đó thị trường số (digital markets) là khác biệt lớn so với thị trường truyền thống(physical markets) ở một số khía cạnh: mua sắm so sánh không có giới hạn, các công ty có sảnphẩm thực sự khác biệt hoặc hiệu năng giá cả tốt hơn sẽ nhanh chóng nổi lên trên còn những côngty không có sẽ thất bại. Trong các thị trường số, mọi công ty đều đứng ở cùng một ngã tư đường. Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Intenet vạn vật vào kinh doanh kéotheo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sựđa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số. R. Bukht và R. Heeks tổng hợp 21 địnhnghĩa điển hình về kinh tế số, cho biết định nghĩa đầu tiên về kinh tế số xuất hiện từ năm 1999và ngày càng có thêm các định nghĩa mới. Các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: