Danh mục

Các nguyên tắc bầu cử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.22 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, tự do (hoặc bắt buộc), trực tiếp (hoặc gián tiếp), và bỏ phiếu kín. Năm nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước quy định chúng trong các quy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nguyên tắc bầu cử Các nguyên tắc bầu cửCác nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗiquốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên cácnguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, tự do (hoặc bắt buộc), trực tiếp (hoặc gián tiếp),và bỏ phiếu kín. Năm nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắcnào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác.Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước quy địnhchúng trong các quy phạm pháp luật. Có nguyên tắc được quy định rõ trong mộtquy định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau.Các hình thức biểu hiện của các nguyên tắc càng đa dạng, càng phong phú, cànggóp phần đảm bảo tính chất dân chủ của các cuộc bầu cử. Nguyên tắc phổ thôngđầu phiếuNguyên tắc phổ thông đầu phiếu là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độbầu cử, được Hiến pháp của hầu hết các nước quy định. Phổ thông đầu phiếu đượccoi là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Nguyên tắc này thể hiệntính dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử vàứng cử của mình.Thoạt đầu, nguyên tắc này xuất phát từ những phong trào ở châu Âu vào đầu thếkỷ 19 đòi quyền bầu cử đối với tất cả đàn ông không phân biệt giàu nghèo. Sangđầu thế kỷ 20, bắt đầu phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ. Ngày nay, nguyêntắc này có nghĩa là, mọi công dân (cả nam giới và phụ nữ) đến tuổi trưởng thànhđều được tham gia bầu cử, trừ những người mất trí hay những người bị tước quyềnbầu cử do vi phạm pháp luật hình sự.Nguyên tắc phổ thông được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử. Mặtkhác, nguyên tắc bầu cử phổ thông đòi hỏi cử tri phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bảnvề độ tuổi và quốc tịch, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện cư trú, điều kiện đạođức, văn hoá và vật chất. Thông thường, Hiến pháp và pháp luật bầu cử của cácnước quy định, mọi công dân từ độ tuổi nhất định, ví dụ từ 18 tuổi trở l ên đều cóquyền bầu cử, không phân biệt dân tộc, nòi giống, giới tính, nghề nghiệp, hoàncảnh gia đình, tín ngưỡng, trình độ giáo dục, tài sản hoặc là thời gian cư trú.Chẳng hạn, Hiến pháp Nhật Bản quy định, quyền phổ thông đầu phiếu đ ược bảođảm cho công dân đến tuổi trưởng thành, không phân biệt giới tính, tài sản, hoặcsố thuế phải nộp.Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật của từng nước vẫn có những hạn chế nhất định,gạt ra khỏi đời sống chính trị một số lượng lớn người dân. Trước đây, pháp luậtnhiều nước còn có hạn chế về giới tính, chỉ cho phép nam giới có quyền bầu cử.Từ 2005, ở Kuwait không còn quy định này, nhưng nam giới và phụ nữ bỏ phiếuriêng. Ở một số nước, nguyên tắc bầu cử phổ thông bầu cử còn có các hạn chế vềtôn giáo, chẳng hạn các nhà tu hành Thái Lan và công dân theo đạo Hồi ở Irankhông có quyền bầu cử.Ngoài ra, nguyên tắc phổ thông bầu cử bị hạn chế ở một số quốc gia vì lý do khác.Pháp luật bầu cử của nhiều nước nghiêm cấm các quân nhân tại ngũ tham gia bầucử, vì cho rằng quân đội không tham gia chính trị. Ví dụ, binh lính trong lực l ượngvũ trang Braxin không có quyền bầu cử.Nguyên tắc bình đẳngBình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơhội ngang nhau tham gia bầu cử, nghi êm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hìnhthức nào. Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trìnhbầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Theonguyên tắc này, mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị ngang nhau,không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, tài sản và tôn giáo của cử tri…Phápluật của hầu hết các quốc gia đều quy định về nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử.Chẳng hạn, pháp luật bầu cử của Nhật Bản quy định các lá phiếu của cử tri có giátrị ngang nhau, không có sự phân biệt về chính trị, kinh tế và xã hội theo tínngưỡng, giới tính, địa vị xã hội và nguồn gốc xã hội.Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cửvà ứng cử của công dân, quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểubằng nhau, mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri, chỉ được ứng cửvào một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Nguyên tắc bìnhđẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểuđể bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội,các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng. Ví dụ: ỞBangladesh trong số 330 ghế đại biểu Quốc hội có 30 ghế dành cho nữ giới doQuốc hội trực tiếp bầu. Ở Butan, trong số 150 ghế đại biểu Quốc hội có 10 ghếdành cho đại diện của Nhà thờ.Nguyên tắc bình đẳng cũng có các ngoại lệ để phân biệt các thành phần cử tri đặcbiệt. Trong bầu cử Quốc hội Trung Quốc, quân đội đ ược tổ chức thành những đơnvị bầu cử riêng với số đại biểu khác biệt. Trong hệ thống bầu cử của Pháp, để bảođảm sự đại diện của các cộng đồng lãnh thổ của n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: