Danh mục

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 81.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên tố. Dưới đây là những yếu tố chủ yếu tắc động đến việc thực hiện huy động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điệ Friday, 30 May 2008 14:50 webmaster@bkeps.com Views 8989 Times [bkeps.com]Việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố chủ yếu tác động đến việc thực hiện huy động. Một là, tính khả thi của dự án phát triển điện. Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện là tổng đầu tư của các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất điện năng. Đầu tư xây dựng nguồn điện có nhu cầu rất lớn về vốn. Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy, nhu cầu điện năng của Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, trung bình khoảng 15%/năm. Song, nguồn cung lại chưa đáp ứng đủ cầu. Trước nhu cầu phát triển mới của đất nước, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì những đột biến về tiêu dùng điện năng sẽ còn tiếp tục tăng cao. Làm thế nào để đáp ứng được nguồn điện cho xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh đang là bài toán khó đối với ngành Điện hiện nay. Hai là, hệ thống pháp luật trong nước. Nhà nước ban hành Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, … và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các Luật trên đồng thời với các ván bản dưới Luật khác, nhằm khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Luật Điện lực được thông qua tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa 11, làm tiền đề xây dựng và phát triển ngành Điện Việt Nam trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó là các Nghị định 105/205/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực, Nghị định 111/2006/NĐ-CP về Quản lý đầu tư, Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP về Quản lý đầu tư xây dựng, Quyết định 30/2006 của Bộ Công nghiệp về Quản lý dự án điện độc lập (IPP)…, với mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành Điện trong 2 khâu sản xuất và phân phối (trong khi Nhà nước tiếp tục giữ độc quyền trong khâu truyền tải điện). Trong tương lai, khuôn khổ pháp lí ngành càng được mở rộng bằng việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO, từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh có điều tiết của Nhà nước. Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Nhiều mô hình quản lý ngành điện, việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tư phát triển các công trình điện đã được nghiên cứu áp dụng trên thế giới, tạo tiền đề và kinh nghiệm trong việc cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. Khoa học công nghệ thế giới có bước tiến đáng kể, trong đó công nghệ thiết bị sản xuất, truyền tải và phân phối điện ngày càng được nâng cao, đặc biệt, công nghệ thông tin phát triển nhanh, làm cho việc điều hành hệ thống càng trở nên hiện đại hơn. Điều này góp phần không nhỏ trong việc thu hút vốn vào đầu tư ngành Điện. Nền kinh tế nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng nhanh, sự phát triển của các ngành kinh tế tạo nhu cầu và thị trường lớn hơn cho ngành công nghiệp Điện cả quy mô và phạm vi. Công cuộc đổi mới gắn liền với những cơ chế quản lý mới của nền kinh tế, trong đó, các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh đã tạo được nguồn nội lực làm khả năng tự đầu tư được đảm bảo. Chủ trưởng đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian vừa qua không những chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mà đã thực sự tạo khả năng huy động vốn tốt hơn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có ngành Điện. Đây là những nhân tố quan trọng tạo môi trường kích thích việc đa dạng hóa huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện ở nước ta. Ba là, sự phát triển của thị trường tài chính. Với hai dòng tài chính trực tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi mà ngành Điện lực có thể huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một thị trường tài chính phát triển, thì đó là điều kiện thuận lợi tạo cho ngành Điện có nhiều cơ hội lựa chọn và khai thác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Một thị trường tài chính phát triển đòi hỏi phải có hệ thống thông tin được công khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ thích hợp. Ở Việt Nam, thị trường tài chính đã và đang phát triển, góp phần cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành kinh doanh nói chung và ngành Điện nói riêng, cũng như trong việc thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính quốc tế phát triển là nơi cung ứng vốn cho ngành tốt nhất để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng kích thích Việt Nam phát triển, nền kinh tế Việt Nam chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh phải tuân theo quy luật của thị trường. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập nền kinh tế thế giới, trong đó thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng đang phát triển và đây là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa huy động vốn để phát triển ngành Điện. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và thực sự đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thị trường vốn quốc tế có quy mô lớn là một cơ hội cho đầu tư phát triển nói chung, phát triển nguồn điện nói riêng. Bốn là, cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọng đến phát triển nguồn điện. Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Chẳng hạn, các công trình sản xuất điện năng nhằm khai thác cá ...

Tài liệu được xem nhiều: