Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 451.96 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á" xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô nào có mối quan hệ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn. Nghiên cứu chủ yếu qua phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu tổng quát khả thi FGLS bằng phần mềm Stata 15.1. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Nguyễn Hoàng Chung1 - Lê Mã Long2 1. Email: chungnh@tdmu.edu.vn - 2. Email: 2018340101008@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô nào có mối quan hệ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn. Nghiên cứu chủ yếu qua phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu tổng quát khả thi FGLS bằng phần mềm Stata 15.1. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong phạm vi 6 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2008-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến lạm phát và lãi suất cho vay có mối quan hệ đáng kể với sự biến động của tỷ giá hối đoái. So sánh biến cán cân thanh toán cho thấy mối quan hệ không đáng kể. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sự chuyển động của các biến theo từng giai đoạn để áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Từ khóa: Cán cân thanh toán, Chỉ số giá tiêu dùng, Lạm phát, Lãi suất cho vay, Tỷ giá hối đoái. Mã phân loại JEL: C23, E4, E31, E44, E52. 1. GIỚI THIỆU Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Về bản chất, TGHĐ là khái niệm kinh tế có nguồn gốc từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia/khu vực. Vì vậy, TGHĐ giữ vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế, thông qua TGHĐ người ta có thể so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia trên thế giới với nhau. Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát TGHĐ là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc gia/ khu vực trên thế giới. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô chính có tác động trực tiếp và gián tiếp đến diễn biến TGHĐ ở một số quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn bao gồm lạm phát (theo chỉ số giá tiêu dùng-Cpi), lãi suất cho vay, cán cân thanh toán. Phần còn lại của bài nghiên cứu này được xây dựng như sau: Phần 2: Cơ sở lý thuyết. Phần 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối cùng là phần 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo nhà kinh tế học Mishkin (1994) cho rằng, giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá hối đoái. Theo Samuelson (2004) cho rằng, lạm phát xảy ra khi mức 14 giá chung của giá cả và chi phí tăng lên. Theo Achsani và nnk.., (2010) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái: Nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia Đông Nam Á+3 (Châu Á) và Châu Âu, Bắc Mỹ” cho rằng, lạm phát luôn được xem xét là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản, và có mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại khu vực châu Á, nhưng không có quan hệ đó tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Ewards (2011) đã kết luận rằng, nếu chính sách tài khóa bền vững và ngân hàng trung ương là độc lập (và chỉ tập trung đạt được những mục tiêu lạm phát của họ), lo sợ rằng tỷ giá linh hoạt sẽ dẫn đến lạm phát cao là đặt sai chổ. Theo nghiên cứu của Rajan (2012) về quản lý chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Châu Á mới nổi trong thập kỷ 1999-2009 cho rằng, mặc dù khu vực châu Á được xem là nơi có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theo hướng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ở đó, có thấy bằng chứng về sự “Sợ tăng giá” được biểu hiện trong sự can thiệp của tỷ giá hối đoái bất đối xứng. Nghĩa là sẵn sàng cho phép giảm giá, miễn cưỡng cho phép tăng giá. Tuy nhiên, theo Mohd và nnk., (2017) kết luận rằng, chỉ có một biến có thể được chấp nhận đó là xuất khẩu vì chỉ có biến xuất khẩu cho thấy mối quan hệ đáng kể với tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, lãi suất và lạm phát có mối quan hệ không đáng kể với tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á. Từ hiệu ứng Fister (1993) có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái “Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát”. Trên thực thế, lãi suất danh nghĩa và lạm phát tỷ lệ thuận với nhau nhằm đảm bảo lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng. Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư và chỉ tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Sau khi thấy được kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng, nếu các thành phần trong kinh tế tin rằng lãi suất danh nghĩa sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm hoặc chạy khỏi những tài sản tài chính được định giá bằng đồng tiền đó và chuyển sang đầu tư tài chính vào những tài sản tài chính khác không bị ảnh hưởng bởi lạm phát (vàng, bất động sản, ngoại tệ). Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái trung hạn và dài hạn dẫn đến giảm giá của đồng tiền của quốc gia có lạm phát kỳ vọng tăng. Theo Kim và Roubini (2000) cho rằng, hiện tượng kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô. Những thay đổi của hiện tượng kinh tế cũng sẽ gây ra sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái trong nước. Biến số kinh tế vĩ mô chính như lãi suất sẽ gây ra những thay đổi trong chuyển động của tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, sự thay đổi tích cực của lãi suất danh nghĩa trong nước sẽ khiến đồng tiền được tăng giá và ngược lại. Cho rằng tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệ bị mất giá, xuất khẩu sẽ có lợi trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng sẽ tăng lên và ngược lại. Cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có quan hệ nghịch biến với cán cân thanh toán (Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2012). 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Ngu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Nguyễn Hoàng Chung1 - Lê Mã Long2 1. Email: chungnh@tdmu.edu.vn - 2. Email: 2018340101008@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô nào có mối quan hệ đến sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn. Nghiên cứu chủ yếu qua phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu tổng quát khả thi FGLS bằng phần mềm Stata 15.1. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong phạm vi 6 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2008-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến lạm phát và lãi suất cho vay có mối quan hệ đáng kể với sự biến động của tỷ giá hối đoái. So sánh biến cán cân thanh toán cho thấy mối quan hệ không đáng kể. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sự chuyển động của các biến theo từng giai đoạn để áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Từ khóa: Cán cân thanh toán, Chỉ số giá tiêu dùng, Lạm phát, Lãi suất cho vay, Tỷ giá hối đoái. Mã phân loại JEL: C23, E4, E31, E44, E52. 1. GIỚI THIỆU Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Về bản chất, TGHĐ là khái niệm kinh tế có nguồn gốc từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp và quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia/khu vực. Vì vậy, TGHĐ giữ vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế, thông qua TGHĐ người ta có thể so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia trên thế giới với nhau. Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát TGHĐ là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc gia/ khu vực trên thế giới. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô chính có tác động trực tiếp và gián tiếp đến diễn biến TGHĐ ở một số quốc gia Đông Nam Á được lựa chọn bao gồm lạm phát (theo chỉ số giá tiêu dùng-Cpi), lãi suất cho vay, cán cân thanh toán. Phần còn lại của bài nghiên cứu này được xây dựng như sau: Phần 2: Cơ sở lý thuyết. Phần 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Cuối cùng là phần 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo nhà kinh tế học Mishkin (1994) cho rằng, giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá hối đoái. Theo Samuelson (2004) cho rằng, lạm phát xảy ra khi mức 14 giá chung của giá cả và chi phí tăng lên. Theo Achsani và nnk.., (2010) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái: Nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia Đông Nam Á+3 (Châu Á) và Châu Âu, Bắc Mỹ” cho rằng, lạm phát luôn được xem xét là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản, và có mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại khu vực châu Á, nhưng không có quan hệ đó tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Ewards (2011) đã kết luận rằng, nếu chính sách tài khóa bền vững và ngân hàng trung ương là độc lập (và chỉ tập trung đạt được những mục tiêu lạm phát của họ), lo sợ rằng tỷ giá linh hoạt sẽ dẫn đến lạm phát cao là đặt sai chổ. Theo nghiên cứu của Rajan (2012) về quản lý chế độ tỷ giá hối đoái ở các quốc gia Châu Á mới nổi trong thập kỷ 1999-2009 cho rằng, mặc dù khu vực châu Á được xem là nơi có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theo hướng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ở đó, có thấy bằng chứng về sự “Sợ tăng giá” được biểu hiện trong sự can thiệp của tỷ giá hối đoái bất đối xứng. Nghĩa là sẵn sàng cho phép giảm giá, miễn cưỡng cho phép tăng giá. Tuy nhiên, theo Mohd và nnk., (2017) kết luận rằng, chỉ có một biến có thể được chấp nhận đó là xuất khẩu vì chỉ có biến xuất khẩu cho thấy mối quan hệ đáng kể với tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, lãi suất và lạm phát có mối quan hệ không đáng kể với tỷ giá hối đoái trong nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á. Từ hiệu ứng Fister (1993) có thể thấy rõ hơn được mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái “Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát”. Trên thực thế, lãi suất danh nghĩa và lạm phát tỷ lệ thuận với nhau nhằm đảm bảo lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng. Triển vọng của lãi suất thực có ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư và chỉ tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Sau khi thấy được kỳ vọng về lạm phát sẽ tăng, nếu các thành phần trong kinh tế tin rằng lãi suất danh nghĩa sẽ không thay đổi hoặc tăng rất thấp, nghĩa là lãi suất thực sẽ âm thì họ sẽ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm hoặc chạy khỏi những tài sản tài chính được định giá bằng đồng tiền đó và chuyển sang đầu tư tài chính vào những tài sản tài chính khác không bị ảnh hưởng bởi lạm phát (vàng, bất động sản, ngoại tệ). Điều này sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái trung hạn và dài hạn dẫn đến giảm giá của đồng tiền của quốc gia có lạm phát kỳ vọng tăng. Theo Kim và Roubini (2000) cho rằng, hiện tượng kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô. Những thay đổi của hiện tượng kinh tế cũng sẽ gây ra sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái trong nước. Biến số kinh tế vĩ mô chính như lãi suất sẽ gây ra những thay đổi trong chuyển động của tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, sự thay đổi tích cực của lãi suất danh nghĩa trong nước sẽ khiến đồng tiền được tăng giá và ngược lại. Cho rằng tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệ bị mất giá, xuất khẩu sẽ có lợi trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng sẽ tăng lên và ngược lại. Cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có quan hệ nghịch biến với cán cân thanh toán (Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2012). 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Ngu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Tỷ giá hối đoái Phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu Kinh tế vĩ mô Phần mềm Stata 15.1 Cán cân thanh toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 737 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 583 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 555 0 0 -
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 478 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 332 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 295 5 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0