Danh mục

Các phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 594.37 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những vấn đề có vai trò quan trọng về đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Đại học kinh tế Nghệ An là nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Đây là một nhiệm vụ được thể hiện trong từng bài giảng, từng học phần, từng bộ môn và cả trong khóa học của sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy của giảng viên trường Đại học kinh tế để tăng cường năng lực tự học tự nghiên cứu cho sinh viên là rất cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌCTỰ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN ThS. Lê Thị Mỹ Tâm Khoa Kinh tế quản trị kinh doanhI. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những vấn đề có vai trò quan trọng về đổi mới phương pháp dạy vàhọc ở trường Đại học kinh tế Nghệ An là nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu chosinh viên. Đây là một nhiệm vụ được thể hiện trong từng bài giảng, từng học phần,từng bộ môn và cả trong khóa học của sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụngmột số phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy của giảng viên trường Đại họckinh tế để tăng cường năng lực tự học tự nghiên cứu cho sinh viên là rất cần thiết.II. NỘI DUNG2.1. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo module Khi sử dụng phương pháp này, sinh viên được dẫn dắt từng bước thông qua cácmodule để đạt được mục tiêu dạy học. Nội dung dạy học được chia nhỏ ra từng phần,nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống test, sinh viên có thể tự học và tự kiểmtra mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của bản thân trong từng tiểu module. Từ đó,sinh viên có thể tự học theo khả năng riêng của mình. Trong phương pháp tự học cóhướng dẫn theo module thì giáo viên chỉ giúp đỡ khi học sinh cần thiết, chẳng hạnnhư: giải đáp các thắc mắc, sửa chữa những sai sót của học sinh, động viên họ học tập.Kết thúc mỗi module giáo viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nếu đạt sinhviên chuyển sang module tiếp theo, nếu không đạt sinh viên thảo luận với giảng viênvề những khó khăn của mình và sẽ học lại một phần nào đó của module với nhịp độriêng. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo module đảm bảo tuân theo nhữngnguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học sau đây:Nguyên tắc cá thể hoá trong họctập;Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở sinh viên kỹ năng tự học từ thấp đếncao;Nguyên tắc giảng viên thu thập thông tin về kết quả học tập của sinh viên sau quátrình tự học, giúp đỡ sinh viên khi cần thiết, điều chỉnh nhịp độ học tập. Ưu điểm:Phương pháp này giúp sinh viên học tập ở lớp và ở nhà có hiệu quả vìmodule là tài liệu tự học sinh viên có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu vàbất cứ lúc nào có điều kiện, tạo điều kiện cho sinh viên học tập với nhịp độ cá nhân, 23luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đónâng cao được chất lượng dạy học thực tế. Phương pháp tránh được sự tuỳ tiện củagiảng viên trong quá trình dạy học vì nội dung và phương pháp dạy học đều đã đượcvăn bản hoá, Giảng viên cập nhật được những thông tin mới về khoa học và công nghệdo đó có điều kiện thuận lợi trong việc bổ sung nội dung mới và tài liệu dạy học( nhờcác module phụ đạo).Cho phép sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy theo dõi kèm cặpmột cách tối ưu tuỳ theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dạy học, đảm bảo tính thiếtthực của nội dung dạy học, đảm bảo được tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảovì người học tự chiếm lĩnh nó, đồng thời hình thành và rèn luyện được thói quen tựhọc để họ tự đào tạo suốt đời. Nhược điểm:Việc thiết kế hệ thống module dạy học và biên soạn tài liệu dạyhọc theo module khá công phu và tốn kém cần khoảng 5 đến 7 giờ biên soạn moduledạy học cho một giờ học. Phương pháp này đòi hỏi sinh viên phải có động cơ học tậptốt, có năng lực học tập nhất định. Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệucủa việc tự học. Không thích hợp với việc huấn luyện những kỹ năng làm việc theo kịpcông tác. Các tình huống sử dụng:Với các ưu, nhược điểm nói trên có thể sử dụngphương pháp tự học có hướng dẫn theo module trong các trường hợp sau: Dạy họcnhững nội dung quan trọng với nhiều đối tượng theo học (cần đặc biệt quan tâm tớimôn chung, các môn cơ bản và cơ sở chuyên nghành). Dạy học những nội dung, kiếnthức có liên quan nhiều đến nội dung đã được học ở lớp dưới, các kiến thức nâng caocập nhật không nhiều và không quá khó. Dạy học những nội dung có tính biến độngcao, thường xuyên phải đổi mới vì module có khả năng lắp ghép và tháo gỡ nên cónhiều thuận lợi trong việc thay đổi nội dung, chương trình dạy học. Khắc phục nhữngnhược điểm của hệ thống dạy học cũ như: đồng loạt, không phân hoá, không tiến triểntheo nhịp độ cá nhân.2.2. Phương pháp dạy học tích hợp Theo Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam: “Dạy tích hợp là quátrình dạy học mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức - kỹ năng - thái độ đượctích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và pháttriển năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp cho người học”. 24 Dạy học tích hợp trong đào tạo đại học theo hướng ứng dụng/thực hành là dạyhọc định hướng và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: