Danh mục

Các quan điểm về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Xem xét tại một số quốc gia đang phát triển và thực tiễn tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tổng hợp các quan điểm về tiếp cận tín dụng nông nghiệp tại khu vực nông thôn ở Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển, đồng thời phân tích tổng quan thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam, đưa ra những đặc điểm của thị trường này và một số hàm ý chính sách. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các quan điểm về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Xem xét tại một số quốc gia đang phát triển và thực tiễn tại Việt Nam Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIACÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG DÂN: XEM XÉT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TIỄN TẠI Việt Nam ThS. Tạ Nhật Linh, ThS. Phan Thu Trang, ThS. Nguyễn Quỳnh Trang Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về an ninh lương thực mà còn có ý nghĩa về pháttriển kinh tế và xoá đói giảm nghèo với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tíndụng nông thôn có vai trò then chốt trong việc cung cấp vốn tới hộ nông dân, mở rộngsản xuất, phát triển kinh tế gia đình nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bài viếttổng hợp các quan điểm về tiếp cận tín dụng nông nghiệp tại khu vực nông thôn ở ViệtNam và một số quốc gia đang phát triển, đồng thời phân tích tổng quan thị trường tíndụng nông thôn Việt Nam, đưa ra những đặc điểm của thị trường này và một số hàm ýchính sách. Từ khoá: tín dụng nông thôn, thị trường tín dụng nông thôn 1. Giới thiệu Nông nghiệp được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng bậc nhất đốivới mọi quốc gia, từ các quốc gia nghèo đói đến các quốc gia đang phát triển và các nướcđã phát triển. Đặc biệt ở các quốc gia nghèo đói và đang phát triển, nông nghiệp khôngchỉ có ý nghĩa về an ninh lương thực quốc gia mà còn là khu vực tạo ra phần lớn việclàm cho nền kinh tế (Sheram và cộng sự, 2000). Trong nhiều nghiên cứu của quỹ lươngthực thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trongổn định xã hội và có tác động mạnh mẽ tới vấn đề cải tạo thiên nhiên và bảo vệ môitrường (FAO, 1997). Hiện nay, nông nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới được chútrọng phát triển cả ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị, trong đó nông nghiệp ởkhu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn không những về sản lượng, quy mô mà còngóp phần tạo việc làm cho phần lớn lao động ở khu vực này. Tuy nhiên nông dân haycác hộ gia đình làm nghề nông tại khu vực nông thôn nói chung và tại các quốc gia đangphát triển nói riêng vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng để phát triển sản xuất(Sharma và cộng sự, 2015). Sự thiếu hụt và khó khăn trong tiếp cận vốn tại khu vực nông 445Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIACÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNGthôn sẽ dẫn đến sự sụt giảm sản lượng, ảnh hưởng đến GDP, gia tăng thất nghiệp và hơnhết là ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lượng thực quốc gia, đặc biệt ở các quốcgia đói nghèo (Guirkinger và cộng sự, 2008). Tiếp cận tín dụng nông thôn được xem làmột yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tiếp cận tín dụng nông thôn đốivới hộ gia đình nông nghiệp có thu nhập thấp (Claessens, 2006). Tiếp cận vốn tại khuvực nông thôn có thể được chia thành 2 nhóm: nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tíndụng và nguồn vốn phi chính thức. Đã có rất nhiều nghiên cứu, cụ thể ở các nước đangphát triển, nhằm xem xét những nhân tố tác động tới việc tiếp cận của nông hộ ở cả hainguồn vốn này, trong đó các thủ tục cho vay chính thức thường giới hạn các hộ nghèo,hộ có thu nhập thấp, những người không có tài sản thế chấp và không thể vay dựa trênmức thu nhập của họ (Phan Đình Khôi và cộng sự, 2013). Do vậy tại những thị trườngnhỏ và đang phát triển, Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiến tạomôi trường thuận lợi thông qua cơ chế chính sách để giúp người nông dân có thể tiếpcận vốn tín dụng dễ dàng hơn (Khandker và cộng sự, 2015). Vì vậy việc nghiên cứu về hạn chế trong tiếp cận tín dụng nông thôn là hết sức cầnthiết, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Bài viết chủ yếu tập trung hệ thống cácquan điểm về tiếp cận tín dụng vốn nông nghiệp tại khu vực nông thôn ở các quốc giađang phát triển bao gồm cả Việt Nam nhằm đưa ra đánh giá tổng quát về thị trường tíndụng nông thôn Việt Nam và xem xét những hạn chế trong tiếp cận tín dụng của nônghộ tại Việt Nam. 2. Các quan điểm tiếp cận tín dụng nông thôn tại các quốc giađang phát triển 2.1. Tiếp cận tín dụng nông thôn Các quan điểm về tiếp cận tín dụng nông thôn được đưa ra trong rất nhiều nghiêncứu. Tiếp cận tín dụng nông thôn được hiểu đơn giản là khả năng tiếp cận các dịch vụtín dụng của các hộ nông dân và các thành viên của hộ (Zeller và cộng sự 1996). Hiểutheo một cách rộng hơn, tín dụng nông thôn là việc các hộ gia đình tiếp cận nguồn vốntín dụng cụ thể mà hộ có thể vay được, bên cạnh đó có nhiều nguồn khác nhưng khôngkhả thi để hộ có thể vay. Khi đó khả năng ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: