Danh mục

Các ranh giới địa lí tự nhiên trên tuyến thực tập địa lí tự nhiên Hà Nội - Đà Nẵng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.88 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu của bài báo đã góp phần xác định được hai đoạn ranh giới phân cách 3 miền địa lí tự nhiên Trên tuyến Hà Nội - Đà Nẵng. Đó là dãy núi Tam Điệp là ranh giới tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các ranh giới địa lí tự nhiên trên tuyến thực tập địa lí tự nhiên Hà Nội - Đà Nẵng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 154-160 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC RANH GIỚI ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TRÊN TUYẾN THỰC TẬP ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG Đào Ngọc Hùng Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Ranh giới địa lí tự nhiên là nội dung quan trọng của phân vùng địa lí tự nhiên. Ranh giới địa lí tự nhiên tồn tại khách quan với các thể tổng hợp tự nhiên giúp nhận biết sự phân hóa tự nhiên một cách trực quan nhất. Nghiên cứu của bài báo đã góp phần xác định được hai đoạn ranh giới phân cách 3 miền địa lí tự nhiên Trên tuyến Hà Nội - Đà Nẵng. Đó là dãy núi Tam Điệp là ranh giới tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đồng thời cũng đã xác định được các ranh giới tự nhiên giữa các khu địa lí tự nhiên: Đồng bằng Bắc Bộ với Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh; Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh với Đồng bằng Bình Trị Thiên; Đồng bằng Bình Trị Thiên với Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ; khu Bắc Trường Sơn với khu Nam Trường Sơn. Từ khóa: Ranh giới địa lí tự nhiên, thể tổng hợp tự nhiên, miền địa lí tự nhiên, khu địa lí tự nhiên.1. Mở đầu Mỗi thể tổng hợp tự nhiên đều có các đặc điểm chung tiêu biểu, được xác định bởicác tiêu chí và các chỉ tiêu nhất định, để có thể phân định được sự khác biệt giữa thể tổnghợp tự nhiên này với thể tổng hợp tự nhiên khác ở liền kề. Như vậy, đương nhiên giữa haithể tổng hợp tự nhiên liền kề đều tồn tại một đường ranh giới tự nhiên mà khi vượt quaranh giới này sẽ chuyển từ thể tổng hợp tự nhiên này sang thể tổng hợp tự nhiên khác. Lãnh thổ Việt Nam có hình thể hẹp ngang, chạy dài theo hướng kinh tuyến tới gần15◦ vĩ tuyến nên có sự phân hóa tự nhiên theo hướng Bắc - Nam rất rõ rệt. Đặc điểm nàycũng được thể hiện rất cụ thể trên tuyến Hà Nội - Đà Nẵng cách nhau gần 5◦ vĩ tuyến (từ21◦ 01’ B-105◦ 51’Đ đến 16◦ 02’B-108◦ 11’Đ).Ngày nhận bài: 4/4/2014. Ngày nhận đăng: 6/5/2014.Tác giả liên lạc: Đào Ngọc Hùng, địa chỉ e-mail: daongochung69@gmail.com154 Các ranh giới địa lí tự nhiên trên tuyến thực tập địa lí tự nhiên Hà Nội - Đà Nẵng Việc xác định các ranh giới tự nhiên trên tuyến Hà Nội - Đà Nẵng là rất quan trọngvà cần thiết giúp ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn Địa lí tự nhiênnói chung và Địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng, tạo điều kiện cho các sinh viên địa líđược đến tận nơi, được cảm nhận trực tiếp và làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết, làm cơsở cho việc nghiên cứu những vấn đề thực tiễn và giảng dạy địa lí Việt Nam sau này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về ranh giới địa lí tự nhiên * Khái niệm ranh giới địa lí tự nhiên Đa số các nhà địa lí trên thế giới thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thể tổnghợp tự nhiên trên bề mặt Trái Đất, cũng đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của cácđường ranh giới tự nhiên. Ranh giới tự nhiên là khu vực ở rìa ngoài cùng của mỗi thể tổng hợp tự nhiên đã cónhững biến đổi suy giảm về số lượng nhưng vẫn còn mang dấu ấn quyết định đặc điểm vàtính chất của thể tổng hợp tự nhiên đó. Nói một cách khác ở ranh giới khoanh vi các thểtổng hợp tự nhiên, bản sắc của các thể tổng hợp tự nhiên đã mờ nhạt khá nhiều. Đối vớihai thể tổng hợp tự nhiên liền kề thì chính tại đường ranh giới của chúng lại thể hiện rõ sựkhác biệt và giúp nhận biết được sự biến đổi về chất giữa hai thể tổng hợp tự nhiên này. Thực tế ngoài thực địa cho thấy ranh giới tự nhiên cấp cảnh quan, cấp khu, cấp miềntự nhiên thường là một dải có tính chất chuyển tiếp, có bề rộng từ vài trăm mét đến vàinghìn mét; cấp đới, cấp xứ tự nhiên có bề rộng tới hàng chục nghìn mét. * Tính chất các ranh giới địa lí tự nhiên Tính chất các ranh giới tự nhiên có thể được thể hiện khá rõ hoặc diễn ra từ từ. Theo Mincov, tính chất của ranh giới các khu vực địa lí tự nhiên phụ thuộc vào sựtrùng lặp lớn nhất hay không trùng lặp với các ranh giới của các thành phần riêng biệt.Ranh giới được thể hiện rõ rệt thường ở các nơi có sự trùng lặp trong chồng xếp bản đồranh giới của một số thành phần cấu tạo gây nên (địa chất, địa mạo). Theo Armand, thường ranh giới các khu vực diễn ra từ từ bởi vì ranh giới của cácthể tổng hợp tự nhiên cấp cao thường theo các dấu hiệu khí hậu [5, 6]. Theo Ixatsenko, không nên cho rằng ranh giới của mọi cảnh quan đều do một nhântố nào gây nên [1]. * Việc xác định ranh giới địa lí tự nhiên Đối với các thể tổng hợp tự nhiên các cấp, ranh giới tự nhiên là các khoanh vi hoặccác đường được xác định từ việc chồng xếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: