Danh mục

CÁC RỐI LOẠN DẠ DÀY-RUỘT VÀ MẤT NƯỚC Ở TRẺ EM - Phần 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.11 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những nguyên nhân đau bụng cấp tính thông thường nhất ở trẻ em là đau bụng không đặc hiệu (nonspecific abdominal pain) và một nguyên nhân đặc hiệu có thể không bao giờ được tìm thấy. Nguyên nhân thông thường nhất tiếp theo của đau bụng nơi trẻ em là viêm ruột thừa cấp tính (32%). Những nguyên nhân khác được quy thành từng nhóm dễ dàng hơn tùy theo tuổi của bệnh nhân. Ở những trẻ dưới 2 tuổi, những nguyên nhân gồm có cơn đau bụng (colic), viêm dạ dày-ruột (gastroenteritis), bệnh siêu vi trùng,và táo bón....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC RỐI LOẠN DẠ DÀY-RUỘT VÀ MẤT NƯỚC Ở TRẺ EM - Phần 1 CÁC RỐI LOẠN DẠ DÀY-RUỘT VÀ MẤT NƯỚC Ở TRẺ EM Phần 1 (PEDIATRIC GASTROINTESTINAL DISORDERS AND DEHYDRATION) 1/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦAĐAU BỤNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM ? Những nguyên nhân đau bụng cấp tính thông thường nhất ở trẻ em làđau bụng không đặc hiệu (nonspecific abdominal pain) và một nguyên nhânđặc hiệu có thể không bao giờ được tìm thấy. Nguyên nhân thông thườngnhất tiếp theo của đau bụng nơi trẻ em là viêm ruột thừa cấp tính (32%).Những nguyên nhân khác được quy thành từng nhóm dễ dàng hơn tùy theotuổi của bệnh nhân. Ở những trẻ d ưới 2 tuổi, những nguyên nhân gồm cócơn đau bụng (colic), viêm dạ dày-ruột (gastroenteritis), bệnh siêu vi trùng,và táo bón. Những trẻ lớn tuổi hơn có thể bị đau bụng gây nên bởi những rốiloạn chức năng, viêm dạ dày-ruột, táo bón, nhiễm trùng đường tiểu, viêmruột thừa, bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease), có thai ngoàitử cung, và bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease). Những nguyênnhân không thông thường nhưng nghiêm trọng của đau bụng gồm có lồngruột (intussusception), xoắn ruột (volvulus), viêm tụy tạng, đái đường, túicùng Meckel, bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell disease), bệnh bạch cầu(leukemia), lymphoma hay xoắn tinh hoàn hay buồng trứng. 2/ LÀM SAO XỬ TRÍ MỘT BỆNH NHI VỚI ĐAU BỤNG ? Các trẻ em có thể đặt ra những thách thức bởi vì chúng không có khảnăng phát biểu các triệu chứng của chúng. Tuy nhiên, nhiều điều có thể nhậnthấy được bằng cách cẩn thận quan sát bệnh nhân trong lúc làm bệnh sử, lấytừ người nuôi trẻ. Hãy cho phép bệnh nhân mô tả những triệu chứng bằngcách hỏi những câu hỏi phù hợp với lứa tuổi. Một thiếu niên nên được chonhiều độc lập và cơ hội để trả lời vài câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi liênquan đến hoạt động sinh dục, mà không có sự hiện diện của người đi theo.Bệnh sử lấy từ người săn sóc trẻ và bệnh nhân nên nhắm vào tính chất cấptính; sự tiến triển; thời gian; chất lượng, định vị; hướng lan; mức độ nghiêmtrọng; tác dụng lên hoạt động vật lý; những yếu tố làm gia trọng hay làmgiảm nhẹ và những triệu chứng liên kết, như nôn, mửa, tiêu chảy, tiểu khó,khí hư âm đạo, và bệnh sử chu kỳ kinh nguyệt. Khám vật lý nên bao gồmnhững dấu hiệu sinh tồn và nhiệt độ, xác định tình trạng hydration, thămkhám ngực, thăm khám bụng kỹ lưỡng (các nhu động ruột được thính chẩn,các khối u có thể ấn chẩn, nhạy cảm đau, đề kháng, hay dấu hiệu dội ngược),thăm khám bộ phận sinh dục ngoài, khám trực tràng. Khám vùng chậu nênđược thực hiện nơi tất các bé gái đến tuổi dậy thì với đau bụng vùng hố chậuhay những triệu chứng của bệnh vùng chậu. Những dữ kiện phụ có thể gồmcó phân tích nước tiểu, đếm máu toàn thể, chất điện giải, amylase, cấy đểtìm lậu cầu khuẩn và chlamydia, chụp hình ảnh chẩn đoán bao gồm mộtphim ngực. 3/ LIỆT KÊ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNGNHẤT CỦA CHẢY MÁU DẠ DÀY-RUỘT NƠI TRẺ EM ? Những nguyên nhân thông thường của chảy máu dạ dày-ruột đượcphân biệt bằng cách xác định xuất huyết dạ dày-ruột trên và dưới, sau đóbằng cách quy thành từng nhóm theo tuổi. Xuất huyết dạ dày-ruột trên : cho dịch hút mũi-dạ dày (nasogastricaspirates) dương tính và thường phát sinh trên đây chằng Treitz. Xuất huyếtcó thể được thể hiện bởi mửa ra máu (hematemesis), nôn ra bã cà phê(coffee-ground emesis), hay đại tiện máu đen (melena). - Trẻ sơ sinh : không rõ nguyên nhân, nuốt máu mẹ, viêm dạ dày,viêm thực quản, loét dạ dày-tá tràng, tạng xuất huyết (bleeding diathesis). - Nhũ nhi : không rõ nguyên nhân, viêm dạ dày, viêm thực quản, bệnhloét dạ dày-tá tràng, nuốt vật lạ, nuốt chất ăn mòn (caustic ingestion). - Trẻ em : giãn tĩnh mạch thực quản, viêm thực quản, bệnh loét dạdày-tá tràng, nuốt vật lạ, nuốt chất ăn mòn (caustic ingestion). Xuất huyết dạ dày-ruột dưới : nằm phía dưới dây chằng Treitz và cóthể thể được hiện bởi đại tiện máu tươi (hematochezia) hay đại tiện máu đen(melena). - Trẻ sơ sinh : các thương tổn hậu môn-trực tràng hiền tính, chảy máudạ dày-ruột trên, dị ứng sữa, xoắn trung tràng (midgut volvulus). - Nhũ nhi : Các thương tổn hậu môn-trực tràng hiền tính (nứt hậumôn), lồng ruột, túi cùng Meckel, tiêu chảy nhiễm khuẩn, chảy máu dạ dày-ruột trên, dị ứng sữa, tăng sản nốt bạch huyết (lymphonodular hyperplasia)của ruột già. - Trẻ em : polip đại tràng thanh thiếu niên (juvenile colonic polyps),các thương tổn hậu môn-trực tràng hiền tính, ỉa chảy nhiễm khuẩn, xuấthuyết dạ dày-ruột trên, bệnh ruột viêm (inflammatory bowel disease). Ở trẻ nhỏ, xuất huyết dạ dày ruột ồ ạt có thể dẫn đến choáng trước khikhởi đầu mửa ra máu hay đại tiện phân đen. 4/ TÍNH CHẤT CỦA MÁU GIÚP XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦAXUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT NHƯ THỂ NÀO ? ...

Tài liệu được xem nhiều: