Danh mục

Các trường hợp phân tích kinh tế dự án thủy lợi hồ chứa Chóp Vung tiểu dự án Trà Câu - PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Các trường hợp phân tích kinh tế dự án thủy lợi hồ chứa Chóp Vung tiểu dự án Trà Câu" giới thiệu đến các bạn tình hình sản xuất và thị trường hiện có của địa phương, những lợi ích không lượng hóa được, các trường hợp phân tích kinh tế,... Tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt thông tin chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các trường hợp phân tích kinh tế dự án thủy lợi hồ chứa Chóp Vung tiểu dự án Trà Câu - PGS. TS Ngô Thị Thanh VânCÁC TRƯỜNG HỢP PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN THỦY LỢI HỒ CHỨA CHÓP VUNG TIỂU DỰ ÁN TRÀ CÂU PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi Email: vanngo@wru.edu.vnTóm tắtHợp phần Liệt Sơn – Chóp Vung của TDA Trà Câu luôn được xem là một phát triển tổng hợp vàđã được phân tích theo cách đó. Tháng 6/2008, ADB đã nêu ra vấn đề tính khả thi kinh tế củaviệc thi công đập và hồ Chóp Vung và yêu cầu đánh giá lại hợp phần này. Để làm được điều đó,cần tiến hành phân tích phần chi phí gia tăng của hợp phần TDA. Các trường hợp (kịch bản)dưới đây cần được đánh giá:  Trường hợp 1: Tương lai không có dự án. Viễn cảnh này duy trì tình trạng không có bất kỳ nâng cấp nào từ CRWRP. Đây là trường hợp cơ sở để đánh giá các lợi ích phát triển tương lai.  Trường hợp 2: Nâng cấp hệ thống kênh Liệt Sơn hiện tại để khai thác đầy đủ năng lực cấp nước hiện có của hồ Liệt Sơn. Như đã lưu ý trong Chương 2, phát triển đầy đủ có thể cho phép tưới 2.150ha.  Trường hợp 3: Xây dựng đập và hồ chứa Chóp Vung để tối đa diện tích được tưới dự kiến. Diện tích tối đa là 2.900ha. Vì thế, thi công Chóp Vung bổ sung 750ha cho toàn hệ thống. Phân tích kinh tế cần chứng minh là chi phí đầu tư cho Chóp Vung đảm bảo gia tăng lợi ích.1. Giới thiệu chungHệ thống tưới Liệt Sơn – Chóp Vung trải rộng trên địa bàn 6 xã: Phổ Minh, Phổ Hòa, thị trấn Đức Phổ,một số vùng Phổ Vinh, Phổ Ninh và Phổ Cường ở huyện Đức Phổ, và có tổng diện tích nông nghiệp là3200ha. Trước năm 1980, các kế hoạch phát triển nguồn nước có mục tiêu là tưới cho vùng này từ 2 hồ,Chóp Vung (700ha) và Liệt Sơn (2500ha). Tuy nhiên, chỉ hồ Liệt Sơn là được xây dựng (hoàn thành năm1980) cùng với một số hồ nhỏ và đập cấp nước tưới cho 300ha đất nông nghiệp.Vùng dự kiến xây dựng đập và hồ Chóp Vung thuộc xã Phổ Ninh, Tây Nam huyện Đức Phổ. Vị trí đập ởgần hạ lưu thung lũng, không xa thượng lưu khu vực sông La Vi làm nhiệm vụ tiêu cho thung lũng và đổvào cuối kênh đập Liệt Sơn. Đập Chóp Vung dự kiến xây dựng tại địa điểm cách đập Liệt Sơn 600m vềphía Bắc.Tình hình sản xuất và thị trường hiện có của địa phươngNgười dân trong khu vực này chủ yếu sống về nông nghiệp, không có công nhân lành nghề. Tình trạnghiện tại của công trình thủy lợi và sản xuất trong năm 2008 bao gồm các mô hình trang trại, các khu vựccông trình thủy lợi, sản lượng lúa gạo và rau quả, và giá cả đã được báo cáo.Các số liệu thống kê dữ liệu trong 10 năm qua bao gồm các số liệu về thủy lợi diện tích lúa gạo và rautrong năm 2008 đã được cung cấp bởi các cán bộ của DARD, PPMU, IMC Quảng Ngãi. Các sản lượng vàgiá bán tại cổng trang trại của lúa gạo và rau quả đã được cung cấp bởi phỏng vấn cán bộ của DARD,PPMU, IMC và hộ gia đình nông dân.Sản xuất nông nghiệpDựa trên các phỏng vấn của người dân ở xã Phổ Cường, thì sản lượng của lúa Đông - Xuân đạt 5,7 tấn/ha,sản lượng của màu đạt đến 2,3 tấn/ha. Như vậy, tổng số lợi nhuận đạt đến 60 triệu đồng/ha/năm vào năm2008. Các kết quả từ việc phỏng vấn với người dân trong khu vực được tưới cho biết: Năng suất trungbình của lúa Đông - Xuân là khoảng 5,5 tấn/ha, thì giá bán là từ 3500/kg đồng đến 3700 đồng/kg. Và cácloại hoa màu Đông - Xuân như dưa hấu và màu Hè - Thu thóc gạo mang lại những lợi ích tổng số 70 triệuđồng/ha/năm.Phỏng vấn của một số nông dân tại đồng ruộng vào vụ Hè - Thu năm 2008, họ cho biết: vì thời tiết tốtcho cây trồng, đặc biệt đối với lúa gạo, trung bình sản lượng thóc lúa đạt đến 5,5 tấn/ha, trong một sốvùng lúa đã đạt được 6,1 tấn/ha. Điều này mang lại cho toàn vụ tổng giá trị là 38.500.000 đồng/ha vớimức năng suất trung bình 5,5 tấn/ha, và giá thóc gạo tương đối cao lên đến 7,000,000 đồng/tấn trong vụnày, trong đó có các chi phí đầu vào là 8,240,000 đồng/ha, do đó, lợi ích thuần là 30,260,000 đồng/hatrong vụ này.Người dân ở huyện Đức Phổ, chủ yếu sống về nông nghiệp, gần 90% người dân là nông dân và lao độngkhông lành nghề. Tại thời điểm bắt đầu trồng trọt nhân lực trong gia đình được sử dụng, và tại thời điểmthu hoạch một số gia đình lao động chỉ cần thuê nhân công trong một vài ngày. Số liệu giá cả phân bón làgiá nhập khẩu.Sản phẩm nông nghiệp hiện đang được bán trong địa phương và dự kiến sẽ được bán tại các tỉnh khác củaViệt Nam.Nuôi trồng thủy sảnThực tế cho thấy, tình hình nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, ở một sốđịa phương, hầu hết những người dân nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng. Qua phỏng vấncán bộ địa phương, toàn tỉnh thả nuôi 167 ha tôm thẻ chân trắng với 2 hoặc 3 vụ/ năm; đạt năng suất bìnhquân từ 10 đến 12 tấn/ ha trong một vụ, cao hơn khoảng 10 ...

Tài liệu được xem nhiều: