Thông tin tài liệu:
Các trường tôn giáoĐức Tổng Giám mục David M. O’Connel, C.M Các trường đại học và cao đẳng tôn giáo ở Hoa Kỳ đều có cách kết hợp giữa tôn giáo và học hành riêng của mình. Trong bài viết này, Cha David M. O’Connel, hiệu trưởng trường Đại học Công giáo của Hoa Kỳ và báo cáo viên tại Hội nghị của Đại học Tổng hợp Harvard về tương lai của các trường đại học tôn giáo, trình bày quan điểm của ông về “giá trị gia tăng” cho nền giáo dục đại học của các trường tôn giáo....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các trường tôn giáo Các trường tôn giáoĐức Tổng Giám mục David M. O’Connel, C.MCác trường đại học và cao đẳng tôn giáo ở Hoa Kỳ đều có cách kết hợp giữa tôngiáo và học hành riêng của mình. Trong bài viết này, Cha David M. O’Connel,hiệu trưởng trường Đại học Công giáo của Hoa Kỳ và báo cáo viên tại Hội nghịcủa Đại học Tổng hợp Harvard về tương lai của các trường đại học tôn giáo,trình bày quan điểm của ông về “giá trị gia tăng” cho nền giáo dục đại học củacác trường tôn giáo. Tiếp theo bài viết này, chúng tôi cũng xin trích dẫn một sốphát biểu của các trường tôn giáo khác để minh họa các hướng tiếp cận khácnhau. Những ai quan tâm đến chính sách đặc trưng hoặc triết lý của một trườngcụ thể nào nên liên hệ trực tiếp với trường đó để có được thông tin đầy đủ nhất.Thông tin kèm theo trong bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả các nguồn thôngtin khác nhau, chứ không nhằm quảng bá hay tiếp thị cho bất kỳ học thuyết haychương trình nào.Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút sinh viên, các trường đại học và caođẳng ở Hoa Kỳ phải chứng minh với khách hàng tiềm năng của mình rằng điều gìkhiến họ trở thành duy nhất và đáng được cân nhắc đặc biệt. Mỗi trường này đềutuyên bố có những “đỉnh cao về học thuật” và “những chương trình tốt nhất” ởngành này hay ngành kia, nhưn g liệu còn có điều gì nữa để có thể chứng minh“biểu hiện của sự khác biệt” không? Tương phản với các trường đại học thôngthường, trường tôn giáo tin rằng biểu hiện đó chính là đức tin.Một trường đại học chịu ảnh hưởng trực tiếp của một tôn giáo hay đức tin cụ thểnào đều truyền đạt đến thế giới học thuật ngoài tôn giáo rằng trường tôn giáo đó sởhữu (1) ý thức về tính đặc trưng và khác biệt của mình trong môi trường giáo dụcvà (2) niềm tin rằng mình đang đóng góp có mục đích vào nền giáo dục đại họcnhờ đức tin.Giáo dục soi sáng kinh nghiệm con người thông qua lý trí. Giáo dục khai sáng trítuệ. Giáo dục tôn giáo cũng làm như thế bằng cách xác định kinh nghiệm của conngười mà theo ý Chúa là theo lý trí và đức tin. Nó khai sáng trí tuệ và tâm hồn.Thông qua giáo dục tôn giáo, chúng ta tìm được chân lý mà chỉ có đầu óc có lý trímới thấy được và cũng có thể được tiếp cận sâu sắc và ý nghĩa hơn bởi tâm hồn cóđức. Tôi từng đọc ở đâu đó rằng “vấn đề cốt lõi của tôn giáo trước hết không phảilà vấn đề về sự thật mà là vấn đề về ý nghĩa”.Các trường tôn giáo cố gắng trình bày cả hai vấn đề lý trí và đức tin, không phảiriêng rẽ mà là hai thành phần riêng biệt nhưng gắn bó với nhau lại thành một chânlý thống nhất. Quả là điều thú vị khi nhận thấy rằng một số các trường đại họcthành công và nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ nhận diện nguồn gốc của mình nhờ vàomột số tín điều tôn giáo. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, theo thời gian, cáctrường tôn giáo này ít tham gia vào các tổ chức học thuật, và vì thế phát triển haimô hình và phương pháp giáo dục đại học khác nhau: phương pháp/mô hình hoàntoàn ngoài tôn giáo, và phương pháp/mô hình tôn giáo.Khi sinh viên hay cha mẹ của họ chọn trường đại học hay cao đẳng tôn giáo chínhlà họ đang chọn trường có bản sắc và sứ mệnh riêng biệt bắt nguồn từ truyền thốngtôn giáo đặc trưng. Truyền thống đó thấm nhuần vào trường và cơ chế vận hành,các hoạt động của trường đó. Điều này được minh chứng rất rõ trong lớp học cũngnhư đời sống sinh viên trong khu học xá. Các khoa và đội ngũ giáo viên phải tậntâm với nhiệm vụ và không đơn thuần là chịu đựng như thể nó không đem lại giátrị thực nào cho trường. Nếu một trường thực sự mang tính tôn giáo, mọi ngườitrong hay ngoài khu học xá đều thấy rõ rằng các trường tôn giáo và sứ mệnh củanó có “cộng thêm giá trị” vào nền giáo dục đại học, và giá trị cộng thêm này làmột thứ gì đó thu hút mọi người, kéo mọi người đến trường theo cách mà họ nhậnra rằng điều họ nhận được đang được đem đến cho họ một cách độc đáo cũngchính là điều họ thực sự muốn. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt trong học tập vàtrong cuộc sống của họ. Khả năng các trường tôn giáo tự tiếp thị mình là bậc bềtrên về mặt tôn giáo và học thuật cho một đối tượng người nghe muốn những gì họphải thực hiện sẽ bảo đảm sự tồn tại lâu dài của mình và có thể hoàn thành sứmệnh mà, cuối cùng, sẽ phục vụ để tiến tới tính đa dạng thực sự biểu trưng chonền giáo dục đại học Hoa Kỳ.Đây hiển nhiên là triết lý của trường Đại học Công giáo của Mỹ ở bangWashington, D.C., đại học quốc gia của Nhà thờ Công giáo ở Hoa Kỳ.Ý kiến trình bày trong bài này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặcchính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.Đại học Campell, một trường của đạo Tin lành Miền Nam ở bang Bắc Carolina,giải thích mục tiêu của họ là giúp sinh viên phát triển tính cách Cơ đốc hợp nhấtbiểu hiện ở toàn bộ cơ thể, trí óc, và tinh thần bao gồm cách đưa ra những nhận xétphê phán; sự đánh giá các di sản trí tuệ, văn hóa và tôn giáo; sự làm chủ của cơthể; và nhận thức nhạy cảm về thế giới và xã hội họ đang sống và làm việc.Trường đại học này hiểu thiê ...