Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 1
Số trang: 186
Loại file: pdf
Dung lượng: 10.83 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 1
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "Kinh tế biển xanh - Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam" được biên soạn nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về vấn đề nêu trên cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN MINH HUỆ ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: ĐẶNG CHU CHỈNH Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: BAN KINH TẾ NGUYỄN VIỆT HÀ Giấy đăng ký xuất bản số: 1459-2021/CXBIPH/3-12 /CTQG. Quyết định xuất bản số: 299-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Mã số ISBN: 978-604-57-6776-4. Nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2021 TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI (Chủ biên) TS. KHUỲU THÙY DƯƠNG TS. CAO LỆ QUYÊN TS. LÊ XUÂN SINH TS. DƯ VĂN TOÁN ThS. HO NG NHẤT THỐNG 4 LỜI NH XUẤT BẢN Ngày 22 tháng 10 năm 2018, Hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ quan điểm: Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn;... Phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển,... Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững, kinh tế biển xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh là một mô thức phát triển kinh tế mới, đang nổi và thịnh hành, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tạo việc làm xanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ngăn ngừa suy thoái môi trường và sự ấm lên toàn cầu, sự kiệt quệ tài nguyên và hủy hoại sinh thái. Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về vấn đề nêu trên cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Kinh tế biển xanh: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam (Sách tham khảo) của tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi chủ biên. Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận, cách tiếp cận và mục tiêu thực hiện kinh tế biển xanh, thực tế phát triển kinh tế biển 5 KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam xanh trên thế giới với một số kinh nghiệm, thực tiễn tốt về phát triển kinh tế biển xanh; vị thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam và thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian qua cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển. Qua đó, nhóm tác giả cũng nêu ra chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong phát triển bền vững kinh tế biển và các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp cho phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Phát triển kinh tế biển xanh là vấn đề mới nên nhiều nhận định, giải pháp, kiến nghị nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, nhưng vẫn còn có nhận định, giải pháp, kiến nghị cần tiếp tục được trao đổi, nghiên cứu thêm. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 MỞ ĐẦU Biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, luôn chịu tác động tương tác mạnh mẽ giữa các yếu tố tự nhiên và nhân sinh, giữa đất và biển, giữa biển và khí quyển. Các vấn đề môi trường nảy sinh trong khu vực biển này mang tính xuyên biên giới (transboundary), có tác động lan tỏa từ vùng biển ven bờ ra vùng biển xa bờ và ngược lại, thậm chí giữa các quốc gia trong khu vực. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn tự nhiên biển (Marine natural asset), bao gồm các hệ sinh thái biển, đảo và ven biển. Thực tế, biển đã cung cấp cho người dân nước ta đủ thứ, nhưng cũng lấy đi nhiều thứ không kém và nguồn vốn tự nhiên mất nhiều hay ít tùy thuộc vào chính hành vi ứng xử với biển của con người. Trong quá trình phát triển vừa qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế biển nước ta vẫn phải đối mặt với các thách thức lớn về môi trường và tài nguyên biển cả trong ngắn hạn và dài hạn liên quan tới biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cách ứng xử của con người. Có thể thấy, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan cùng với các hành vi hủy hoại môi trường, làm suy thoái tài nguyên biển, đặc biệt là sự suy thoái và mất dần các hệ sinh thái biển, ven biển, thậm chí cả ở các quần đảo san hô ngoài khơi, đã và đang xảy ra với tốc độ đáng lo ngại. Nguồn vốn tự nhiên biển đang bị bòn rút nhanh chóng và có dấu hiệu cạn kiệt dưới sức ép 7 KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam của khai thác quá mức phục vụ phát triển “nóng” ở tất cả các lĩnh vực kinh tế biển, dù ở mức khác nhau. Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển (Mục tiêu 14) đã trở thành thước đo phát triển của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, kinh tế biển xanh hiện đã được hầu hết các quốc gia công nhận là nền tảng cho phát triển bền vững kinh tế biển và dần được đưa vào yêu cầu bắt buộc trong chiến lược, chính sách phát triển của các quốc gia. Thời gian qua, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN MINH HUỆ ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: ĐẶNG CHU CHỈNH Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: BAN KINH TẾ NGUYỄN VIỆT HÀ Giấy đăng ký xuất bản số: 1459-2021/CXBIPH/3-12 /CTQG. Quyết định xuất bản số: 299-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Mã số ISBN: 978-604-57-6776-4. Nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2021 TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI (Chủ biên) TS. KHUỲU THÙY DƯƠNG TS. CAO LỆ QUYÊN TS. LÊ XUÂN SINH TS. DƯ VĂN TOÁN ThS. HO NG NHẤT THỐNG 4 LỜI NH XUẤT BẢN Ngày 22 tháng 10 năm 2018, Hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ quan điểm: Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn;... Phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển,... Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững, kinh tế biển xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh là một mô thức phát triển kinh tế mới, đang nổi và thịnh hành, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tạo việc làm xanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ngăn ngừa suy thoái môi trường và sự ấm lên toàn cầu, sự kiệt quệ tài nguyên và hủy hoại sinh thái. Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về vấn đề nêu trên cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Kinh tế biển xanh: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam (Sách tham khảo) của tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi chủ biên. Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận, cách tiếp cận và mục tiêu thực hiện kinh tế biển xanh, thực tế phát triển kinh tế biển 5 KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam xanh trên thế giới với một số kinh nghiệm, thực tiễn tốt về phát triển kinh tế biển xanh; vị thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam và thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian qua cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển. Qua đó, nhóm tác giả cũng nêu ra chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong phát triển bền vững kinh tế biển và các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp cho phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam trong thời gian tới. Phát triển kinh tế biển xanh là vấn đề mới nên nhiều nhận định, giải pháp, kiến nghị nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, nhưng vẫn còn có nhận định, giải pháp, kiến nghị cần tiếp tục được trao đổi, nghiên cứu thêm. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 MỞ ĐẦU Biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, luôn chịu tác động tương tác mạnh mẽ giữa các yếu tố tự nhiên và nhân sinh, giữa đất và biển, giữa biển và khí quyển. Các vấn đề môi trường nảy sinh trong khu vực biển này mang tính xuyên biên giới (transboundary), có tác động lan tỏa từ vùng biển ven bờ ra vùng biển xa bờ và ngược lại, thậm chí giữa các quốc gia trong khu vực. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn tự nhiên biển (Marine natural asset), bao gồm các hệ sinh thái biển, đảo và ven biển. Thực tế, biển đã cung cấp cho người dân nước ta đủ thứ, nhưng cũng lấy đi nhiều thứ không kém và nguồn vốn tự nhiên mất nhiều hay ít tùy thuộc vào chính hành vi ứng xử với biển của con người. Trong quá trình phát triển vừa qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế biển nước ta vẫn phải đối mặt với các thách thức lớn về môi trường và tài nguyên biển cả trong ngắn hạn và dài hạn liên quan tới biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cách ứng xử của con người. Có thể thấy, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan cùng với các hành vi hủy hoại môi trường, làm suy thoái tài nguyên biển, đặc biệt là sự suy thoái và mất dần các hệ sinh thái biển, ven biển, thậm chí cả ở các quần đảo san hô ngoài khơi, đã và đang xảy ra với tốc độ đáng lo ngại. Nguồn vốn tự nhiên biển đang bị bòn rút nhanh chóng và có dấu hiệu cạn kiệt dưới sức ép 7 KINH TẾ BIỂN XANH: Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam của khai thác quá mức phục vụ phát triển “nóng” ở tất cả các lĩnh vực kinh tế biển, dù ở mức khác nhau. Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển (Mục tiêu 14) đã trở thành thước đo phát triển của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, kinh tế biển xanh hiện đã được hầu hết các quốc gia công nhận là nền tảng cho phát triển bền vững kinh tế biển và dần được đưa vào yêu cầu bắt buộc trong chiến lược, chính sách phát triển của các quốc gia. Thời gian qua, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế biển xanh Vốn tự nhiên biển Hệ sinh thái biển Vốn tự nhiên biển toàn cầu Phát triển bền vững biển và đại dương Vai trò của kinh tế biển xanh Đầu tư cho kinh tế biển xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 135 0 0 -
Đề tài Nghiên cứu xác định front trong toàn khu vực biển Đông
74 trang 115 0 0 -
Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển - Kinh tế biển xanh Việt Nam
188 trang 55 1 0 -
84 trang 44 0 0
-
Biển, đảo Việt Nam (Tập 3): Phần 1
24 trang 37 0 0 -
Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam về kinh tế biển xanh: Phần 2
260 trang 29 1 0 -
các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 1
186 trang 28 0 0 -
9 trang 27 0 0
-
Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020
10 trang 27 0 0 -
các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 2
260 trang 26 0 0