Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 584.53 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng" nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng tại TP.HCM. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có những chính sách nhằm nâng cao khả năng sử dụng thanh toán bằng ví điện tử của người tiêu dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Võ Chiêu Vy1 Tóm tắt Những năm gần đây Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ từ hình thứcthanh toán hoàn toàn thủ công thay bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trong nhữngloại hình thanh toán điện tử, thì trong thời gian gần đây, ví điện tử đang dần trở thành một trongnhững hình thức thanh toán điện tử được người dân yêu thích. Nghiên cứu này nhằm xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng tại TP.HCM. Cụ thểhơn, nghiên cứu đề xuất một mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nhân tố xã hội, Khả năng sửdụng, Kỹ thuật và Quy trình giao dịch, Điều kiện thuận lợi và Nhận thức lợi ích. Tác giả sử dụng kỹthuật chọn mẫu thuận tiện và bảng câu hỏi được khảo sát cho 330 người tiêu dùng hiện đang sinhsống học tập làm việc tại TPHCM. Tổng số 297 bảng câu hỏi đã thu thập và có thể sử dụng được đểlàm nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert, và phương pháp hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy tấtcả năm yếu tố đều có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trịgiúp các doanh nghiệp có những chính sách nhằm nâng cao khả năng sử dụng thanh toán bằng víđiện tử của người tiêu dùng. Từ khóa: người tiêu dùng, thanh toán điện tử, sự chấp nhận, ví điện tử, doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt đã dần thay thế trong mọi lĩnh vực của thương mạiđiện tử. Từ nền tảng thanh toán sử dụng chứng từ giấy chuyển dần sang phương thức xử lý bán tựđộng sử dụng chứng từ điện tử đã giúp thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàngtuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút thậm chí trong vài giây. Với những tiện ích và hiệu quảkinh tế mang lại cho người dùng, thanh toán điện tử cần được phát triển và trở thành một phươngtiện thanh toán thông dụng của người dân và các tổ chức trong nền kinh tế hiện nay. Ví điện tử pháttriển mạnh ở thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với số lượng lớn khách hàng. Ví điện tử như làmột ví tiền trên môi trường mạng internet mà người tiêu dùng có thể sử dụng để mua bán hàng hóatại các trang web hoặc thanh toán các loại cước, sử dụng các dịch vụ khác. Tuy nhiên, các nhà cungcấp ví điện tử cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng và đối thủ cạnh tranhđể có thị phần. Theo đó, có 40 ví điện tử đi vào hoạt động ở thị trường Việt Nam, con số này khôngphải là quá lớn so với các nước khác trong khu vực (như Malaysia có 53 ví, Indonesia có 48 ví). Thị trường ví điện tử ở nước ta đang trở nên sôi động với sự tham gia của cả nhà cung cấpdịch vụ nước ngoài, các ví điện tử đang linh hoạt thay đổi. Điều này cũng mang đến kỳ vọng về sựphát triển của công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt này, trong nỗ lực thu hút khách hàng củacác nhà cung cấp dịch vụ cùng với sự đẩy nhanh công tác hoàn thiện hành lang pháp lý của cơ quanquản lý nhà nước. Chính vì vậy, việc có được một cái nhìn đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đếnchấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng là điều rất cần thiết nhằm khám phá cũng nhưkhẳng định được phần nào những nhân tố cơ bản. Chính vì điều này, tác giả đã lựa chọn đề tàinghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng”1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa QTKD, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, vc.vy@hutech.edu.vn 74 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Ví điện tử Ví điện tử được biết đến như một ví kỹ thuật số hay ví di động (Uddin & Akhi, 2014). Khiđiện thoại thông minh là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay, thì nó trở thành bàn đạpcho sự hình thành của ví kỹ thuật số và số lượng người sử dụng ví kỹ thuật số đã tăng trưởng khổnglồ (Bantwa & Padiya, 2020). Ý tưởng về ví điện tử được hình thành trong những năm về trước, khingười ta chuyển đổi tiền giấy sang thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng như một cách bảo mật thanh toán dựatrên hình thức thanh toán bằng thẻ thông minh với các thành viên của sáu tổ chức gồm AmericanExpress, Discover, JCB, Mastercard, Union Pay và Visa (Alaeddin et al., 2018). Các nước như Mỹ,Nhật, Thụy Điển và Hàn Quốc đã trình bày những giải pháp ví kỹ thuật số dựa trên điện thoại diđộng cho người tiêu dùng sử dụng điện thoại của họ để chi trả cho tạp hóa, đặt đồ uống từ một máybán hàng tự động và đặt vé máy bay (Rathore, 2016). Ví điện tử là một trong những hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay bên cạnh cácdịch vụ như internet banking, thanh toán bằng ...

Tài liệu được xem nhiều: