Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 789.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành Dệt may từng bước chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 151 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DỆT MAY – TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC CÔNG TY DỆT MAY VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Mai Lưu Huy Trường Đại học Văn Hiến Email: HuyML@vhu.edu.vn Tóm tắt Chuyển đổi số là giải pháp giúp ngành dệt may nâng cáo vị trí trong chuỗi giá trị. Hiện tại, quy trình quản lý của ngành dệt may chủ yếu mang tính thủ công, không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu, tiến độ, chất lượng sản phẩm. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm qua ngành Dệt may cũng đối mặt với đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều khó khăn thử thách cho doanh nghiệp. Với phần lớn các doanh nghiệp Dệt may hiện tại đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó các doanh nghiệp Dệt may vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số cho phù hợp với năng lực. Tham luận này giúp các doanh nghiệp trong ngành Dệt may từng bước chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ khóa: Chuyển đổi số, Dệt may, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Abstract Digital transformation is the solution to help the textile industry improve its position in the value chain. Currently, the management process of the textile and garment industry is mainly manual, unable to manage the number and working efficiency of workers, quantity of goods, quantity of raw materials, progress, quality. Product, which reduces the competitiveness of businesses. In addition, in recent years, the textile and garment industry has also effected by the Covid-19 pandemic, causing many difficulties and challenges for businesses. With most of the current textile enterprises being small and medium enterprises, so the textile enterprises still do not know where to start to digitally transform to suit their capacity. This presentation helps businesses in the Textile and Garment industry step by step digitalize their production in order to improve their competitiveness. Key words: Digital Transformation, SMEs, Textile 1. Đặt vấn đề Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại (WTO, AFTA…) doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam phải đối diện với nhiều áp lực cạnh tranh. Do vậy cần có những chiến lược bài bản để có thể tồn tại trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. Các SME cần phải mạnh dạn thay đổi, đưa ra những ý tưởng và những hoạt động mới; tuy nhiên vấn đề đặt ra là những công ty với rất ít hoặc không có kinh phí để thực hiện nghiên cứu có thể được nguồn kiến thức từ đâu. Các SME cần đưa công nghệ thông tin, cụ thể là internet và điện toán đám mây vào các hoạt động của doanh nghiệp để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do quy mô và nguồn lực hạn chế. Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 với hơn 81,7% doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, 22,9% doanh nghiệp không xuất khẩu được. Không chỉ vậy, các chuyên gia dự báo rằng những tác động tiêu cực này sẽ tiếp tục kéo dài trong 2-3 năm tới. @ Trường Đại học Đà Lạt 152 Đứng trước nguy cơ “sống còn” ngành dệt may Việt Nam đã và đang có những bước chuyển đổi số để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ nếu muốn đảm bảo lợi thế cạnh tranh, và sự phát triển bền vững trên thị trường. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì nhất thiết phải chuyển dịch từ phương thức sản xuất truyền thống chủ yếu là gia công sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm. Ngành may mặc trong nước cũng cần được đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có thể sử dụng và làm chủ được công nghệ. Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, là kim chỉ nam và công cụ vô cùng cần thiết cho ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đồng thời, nó có tác động vô cùng lớn đến hoạt động và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam. 2. Thách thức cạnh tranh của ngành dệt may sau đại dịch covid – 19 Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại dệt may toàn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: