Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 353.98 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi" là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI FACTORS AFFECTING THE ABILITY TO ACCESS POLICY CREDITS OF STUDENTS WITH DIFFICULT CIRCUMSTANCES AT THE VIETNAM SOCIAL POLICY BANK, QUANG NGAI BRANCH ThS. Đào Mạnh Hùng - TS. Nguyễn Thị Lệ Huyền - ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Duyên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày nhận bài : 08.8.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 06.9.2022 Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Bằng mô hình hồi quy Binary Logistic, dựa trên số liệu khảo sát 150 học sinh sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của học sinh sinh viên. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động thuận chiều (trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập bình quân năm, quan hệ với các hội đoàn thể, liên hệ với cơ sở đào tạo và số lần vay vốn chính sách); và 2 yếu tố tác động ngược chiều (tỷ lệ phụ thuộc và khoảng cách địa lý). Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh sinh viên trong thời gian tới. Từ khóa: Học sinh sinh viên, tiếp cận vốn vay, tín dụng chính sách ABSTRACT This study aims to determine the factors affecting the ability to access policy credit of students with difficult circumstances. Using the Binary Logistic regression model, based on survey data of 150 students studying at educational institutions in Quang Ngai province, the study has identified the factors affecting the ability of students to access loans. The results show that there are 5 positive factors (e.g. education level of household head, average annual income, relationship with mass organizations, contact with training institutions, and the number of policy loans), and 2 factors with opposite effects (dependency rate and geographical distance). Based on the research results, the authors propose some policy implications to improve students’ access to policy credit in the coming time. Keywords: Student, ability to access credit, policy credit 1. Giới thiệu Thực hiện Quyết định số 157/QĐ/2007-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV), Chương trình tín dụng HSSV được chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện tích cực, giúp hàng ngàn gia đình là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có tiền để trang trải chi phí học tập cho con. Tính đến 31/12/2021, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi có tổng số học sinh, sinh viên được vay theo Chương trình tín dụng HSSV là 3.193 em; tổng dư nợ cho vay HSSV tính đến cuối năm 2021 là 97.106 triệu đồng. Kết quả đạt được 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN trong thời gian qua cho thấy chính sách tín dụng đối với HSSV nói chung và việc triển khai chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu mới nhất của Đào Mạnh Hùng và cộng sự (2022) thì số HSSV được vay vốn hàng năm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 - 2021, tỷ lệ HSSV được vay vốn trên tổng số HSSV thuộc đối tượng vay vốn năm 2021 là khá thấp, tỷ lệ này chỉ đạt 12,83%. Các tác giả lý giải số lượng HSSV vay vốn giảm vì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách chưa cao và điều này chịu tác động bởi nhiều yếu tố - trong đó có những yếu tố thuộc về chi nhánh NHCSXH, bản thân HSSV và gia đình, các yếu tố liên quan đến những cá nhân, tổ chức, hội đoàn thể có liên quan. Để làm rõ các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó nhằm đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp, các tác giả thực hiện nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ngãi”. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Theo Petrick và Martin (2004), hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng là tình trạng những người muốn vay nhưng không vay được hoặc vay được số tiền ít hơn số tiền cần vay. Ở thị trường vốn các nước đang phát triển, cung tín dụng thường nhỏ hơn so với nhu cầu, đặc biệt là loại hình tín dụng chính sách; do đó, việc phân phối tín dụng cho người đi vay thường phải nằm trong một giới hạn nhất định. Về vấn đề khả năng tiếp cận tín dụng nói chung được các nhà nghiên cứu luận giải bằng nhiều lý thuyết, trong đó có 2 lý thuyết phổ biến là: lý thuyết cung cầu tín dụng và lý thuyết thông tin bất cân xứng. Về lý thuyết cung cầu tín dụng, Hesser và Schuh (1962) lý giải việc tiếp cận tín dụng bắt đầu từ nhu cầu tín dụng của một cá nhân, hộ gia đình... với mong muốn vay tiền từ các chủ thể cung vốn. Trong khi đó, quyết định cung vốn tín dụng lại phụ thuộc vào lãi suất – chi phí cơ hội của khoản vay – thông thường được xác định dựa trên số tiền vay và uy tín của người đi vay (Swain, 2002). Tuy nhiên, với giả định thị trường không hoàn hảo, Stiglitz và Weiss (1981) lập luận lý thuyết cung cầu tín dụng không thể g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI FACTORS AFFECTING THE ABILITY TO ACCESS POLICY CREDITS OF STUDENTS WITH DIFFICULT CIRCUMSTANCES AT THE VIETNAM SOCIAL POLICY BANK, QUANG NGAI BRANCH ThS. Đào Mạnh Hùng - TS. Nguyễn Thị Lệ Huyền - ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Duyên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày nhận bài : 08.8.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 06.9.2022 Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Bằng mô hình hồi quy Binary Logistic, dựa trên số liệu khảo sát 150 học sinh sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của học sinh sinh viên. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động thuận chiều (trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập bình quân năm, quan hệ với các hội đoàn thể, liên hệ với cơ sở đào tạo và số lần vay vốn chính sách); và 2 yếu tố tác động ngược chiều (tỷ lệ phụ thuộc và khoảng cách địa lý). Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh sinh viên trong thời gian tới. Từ khóa: Học sinh sinh viên, tiếp cận vốn vay, tín dụng chính sách ABSTRACT This study aims to determine the factors affecting the ability to access policy credit of students with difficult circumstances. Using the Binary Logistic regression model, based on survey data of 150 students studying at educational institutions in Quang Ngai province, the study has identified the factors affecting the ability of students to access loans. The results show that there are 5 positive factors (e.g. education level of household head, average annual income, relationship with mass organizations, contact with training institutions, and the number of policy loans), and 2 factors with opposite effects (dependency rate and geographical distance). Based on the research results, the authors propose some policy implications to improve students’ access to policy credit in the coming time. Keywords: Student, ability to access credit, policy credit 1. Giới thiệu Thực hiện Quyết định số 157/QĐ/2007-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV), Chương trình tín dụng HSSV được chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện tích cực, giúp hàng ngàn gia đình là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có tiền để trang trải chi phí học tập cho con. Tính đến 31/12/2021, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi có tổng số học sinh, sinh viên được vay theo Chương trình tín dụng HSSV là 3.193 em; tổng dư nợ cho vay HSSV tính đến cuối năm 2021 là 97.106 triệu đồng. Kết quả đạt được 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN trong thời gian qua cho thấy chính sách tín dụng đối với HSSV nói chung và việc triển khai chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu mới nhất của Đào Mạnh Hùng và cộng sự (2022) thì số HSSV được vay vốn hàng năm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 - 2021, tỷ lệ HSSV được vay vốn trên tổng số HSSV thuộc đối tượng vay vốn năm 2021 là khá thấp, tỷ lệ này chỉ đạt 12,83%. Các tác giả lý giải số lượng HSSV vay vốn giảm vì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách chưa cao và điều này chịu tác động bởi nhiều yếu tố - trong đó có những yếu tố thuộc về chi nhánh NHCSXH, bản thân HSSV và gia đình, các yếu tố liên quan đến những cá nhân, tổ chức, hội đoàn thể có liên quan. Để làm rõ các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó nhằm đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp, các tác giả thực hiện nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ngãi”. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Theo Petrick và Martin (2004), hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng là tình trạng những người muốn vay nhưng không vay được hoặc vay được số tiền ít hơn số tiền cần vay. Ở thị trường vốn các nước đang phát triển, cung tín dụng thường nhỏ hơn so với nhu cầu, đặc biệt là loại hình tín dụng chính sách; do đó, việc phân phối tín dụng cho người đi vay thường phải nằm trong một giới hạn nhất định. Về vấn đề khả năng tiếp cận tín dụng nói chung được các nhà nghiên cứu luận giải bằng nhiều lý thuyết, trong đó có 2 lý thuyết phổ biến là: lý thuyết cung cầu tín dụng và lý thuyết thông tin bất cân xứng. Về lý thuyết cung cầu tín dụng, Hesser và Schuh (1962) lý giải việc tiếp cận tín dụng bắt đầu từ nhu cầu tín dụng của một cá nhân, hộ gia đình... với mong muốn vay tiền từ các chủ thể cung vốn. Trong khi đó, quyết định cung vốn tín dụng lại phụ thuộc vào lãi suất – chi phí cơ hội của khoản vay – thông thường được xác định dựa trên số tiền vay và uy tín của người đi vay (Swain, 2002). Tuy nhiên, với giả định thị trường không hoàn hảo, Stiglitz và Weiss (1981) lập luận lý thuyết cung cầu tín dụng không thể g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiếp cận tín dụng Tiếp cận vốn vay Tín dụng chính sách Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ngãi Mô hình hồi quy Binary LogisticGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 132 0 0
-
12 trang 59 0 0
-
Nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp tại Vĩnh Long
11 trang 46 0 0 -
Nghiên cứu kinh tế phát triển - nông nghiệp: Phần 1
176 trang 33 0 0 -
13 trang 33 0 0
-
10 trang 27 0 0
-
Tiểu luận Tiền tệ ngân hàng: Vai trò của tín dụng chính sách trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
12 trang 22 0 0 -
Sự tự tin của giám đốc tác động đến đầu tư của doanh nghiệp
16 trang 21 0 0 -
10 trang 21 0 0
-
10 trang 20 0 0