Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.07 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trình bày xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Lê Trâm Anh, Trần Phương Như, Nguyễn Thị Khánh Ly* Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ý TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 598 sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy, chúng tôi tìm thấy năm nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, lần lượt là: (1) Sự sẵn sàng công cụ (2) Thái độ, (3) Năng lực cá nhân, (4) Nhận thức xã hội, (5) Nhận thức tính khả thi. Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và trường học. Từ khóa: khởi nghiệp, ý định, sinh viên, nhân tố, hành vi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ, đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới (Ali và cộng sự, 2012). Tuy nhiên số lượng bài nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên TP. HCM còn hạn chế. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn, có cái nhìn khách quan về vấn đề khởi nghiệp của sinh viên hiện nay cũng như tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó rút ra giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên TP. HCM nói riêng. Do đó, chúng tôi xin chọn đề tài:“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Ý định (Intentions) là yếu tố được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi của cá nhân. Theo Ajzen (1991), ý định mang tính thúc đẩy và thể hiện nỗ lực của một cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể. 3119 Khởi nghiệp kinh doanh là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015), hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988). Theo Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975, mô hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi. Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ). Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động. Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện. Khởi nghiệp được hiểu là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình (Koe, Sa’ari, Majid, & Ismail, 2012). Ý định khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988). Ý định khởi nghiệp cũng được định nghĩa là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007). Zain, Akram, và Ghani (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp thường liên quan đến nội tâm, hoài bão và cảm giác của cá nhân đối với việc “đứng trên đôi chân của mình”. Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975) cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi. Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Khác với lý thuyết hành động hợp lý, ý định không chỉ bị ảnh hưởng bởi các đối tượng xung quanh và những nhận thức của bản thân sinh viên. Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp kinh doanh (Shapero và Sokol 1982) được sử dụng để mô tả một quy trình khởi nghiệp, với ý định là trung tâm (Bird 1988). Lý thuyết này xem xét khởi nghiệp như một sự kiện có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa sáng kiến, khả năng, quản lý, quyền tự chủ tương đối và sự chấp nhận rủi ro. Lý thuyết chỉ ra rằng ý định khởi nghiệp bắt nguồn từ nhận thức về tính khả thi và sự mong 3120 muốn, và chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh vă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: