Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào các nước đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 CÁC YẾU TỐ NƯỚC CHỦ NHÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM DETERMINANTS OF HOST COUNTRIES AFFECTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT FROM EU TO DEVELOPING COUNTRIES AND SOME IMPLICATIONS FOR VIETNAM Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Minh Trang, Đỗ Việt Phương Linh, Vũ Thị Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phuongntm.ueb@vnu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích các yếu tố nước chủ nhà ảnh hưởng tới quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU sang các nước đang phát triển, trong đó có yếu tố hai bên cùng tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI từ các đối tác EU trong bối cảnh hai nước vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Nghiên cứu phân tích hồi quy trên mẫu gồm 15 nước chủ nhà đang phát triển có ký kết FTA với EU trong giai đoạn 1990- 2017. Kết quả cho thấy việc ký kết FTA có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút FDI của các nước đang phát triển từ EU. Ngoài ra, giá trị FDI tích lũy, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng và cơ sở hạ tầng là những yếu tố có tác động quan trọng; trong khi đó các yếu tố liên quan đến hội nhập khu vực và chi phí lao động của nước chủ nhà không có ảnh hưởng lớn tới quyết định của các nhà đầu tư EU khi đầu tư sang các nước đang phát triển. Từ kết quả mô hình, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định việc ký kết EVFTA sẽ làm gia tăng dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đồng thời cần chú trọng thúc đẩy mở rộng thị trường, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút dòng vốn FDI chất lượng từ các đối tác EU. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), yếu tố nước chủ nhà, Hiệp định thương mại tự do (FTA), EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), EU, Việt Nam. ABSTRACT The paper focuses on analyzing the determinants of host countries affecting foreign direct investment (FDI) from the EU to developing countries, including the factor of joining a free trade agreement (FTA); thereby giving some policy implications for Vietnam to effectively attract FDI inflows from EU partners in the context that EU – Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) have just been signed. Regression analysis study on a sample of 15 developing countries that signed FTAs with the EU during 1990-2017. The results show that FTA has a positive effect on developing countries’ attracting FDI from the EU. In addition, cumulative FDI, market size, economic growth rate and infrastructure are important influencing factors; meanwhile factors related to regional integration and labor cost of host coutnries do not significantly influence the decision of EU investors when investing in developing countries. From the research results, the signing of EVFTA is expected to increase FDI inflows from the EU to Vietnam in the future. Vietnam also needs to promote its economic growth, develop infrastructure, and improve the quality of human resources to attract quality FDI inflows from EU partners. Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), host countries’ factors, Free Trade Agreement (FTA), EU – Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), EU, Vietnam. 1. Giới thiệu Sau gần 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức kể từ Hiệp định khung về hợp tác ký kết năm 1995, EU dần trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Tính đến hết năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư (sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam1. EU đồng thời là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ tư của Việt Nam (sau ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản)2. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác kinh tế quan trọng thứ hai của EU trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore (Ủy ban châu Âu, 2018). Hiệp định thương mại tự 1 Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê. 2 Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1264 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 do Việt Nam – EU (EVFTA) ký kết ngày 30/06/2019 đánh dấu một sự kiện quan trọng, không chỉ đưa quan hệ hợp tác song phương lên một giai đoạn phát triển mới, toàn diện và sâu sắc hơn mà còn đưa Việt Nam trở thành tâm điểm thu hút của các dòng vốn đầu tư toàn cầu. Đáng lưu ý là cùng thời điểm EVFTA được ký kết, Chính phủ cũng đang xem xét phê duyệt “Chiến lược và Định hướng chiến lược thu hút thế hệ mới” hướng tới mục tiêu chủ động thu hút FDI có chọn lọc, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy lợi ích và hạn chế những bất cập của FDI mang lại. Theo đó, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa, gắn kết chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng không chỉ làm gia tăng số lượng FDI mà còn giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là FDI từ các đối tác EU. Việc đánh giá các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU sang các nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó có yếu tố cùng tham gia một FTA, do đó là hết sức cần thiết; giúp Việt Nam có những định hướng và giải pháp cụ thể hơn để thu hút hiệu quả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiệp định thương mại tự do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU Gia tăng dòng vốn FDIGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
10 trang 218 0 0
-
17 trang 217 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 171 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 166 0 0 -
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 141 0 0 -
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 130 0 0 -
14 trang 116 0 0
-
124 trang 111 0 0
-
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 106 0 0 -
346 trang 104 0 0
-
12 trang 93 0 0
-
88 trang 88 0 0
-
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 82 1 0 -
Phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ lần 1 năm 2023 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1
285 trang 72 0 0 -
Đánh giá tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp ở Nghệ An
9 trang 72 0 0 -
Rủi ro hối đoái và đầu tư trực tiếp của nước ngoài – nghiên cứu tại Việt Nam
5 trang 64 0 0 -
27 trang 61 0 0
-
13 trang 53 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế
195 trang 52 1 0