Danh mục

Các yếu tố tác động đến đầu tư ở Việt Nam: Thực nghiệm từ mô hình ARDL

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 704.60 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng/tác động của một số yếu tố/biến số vĩ mô chủ yếu (sản lượng/GDP, cung tiền M2, độ mở của nền kinh tế) đến đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng/GDP, cung tiền M2 có ảnh hưởng/tác động đến đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động đến đầu tư ở Việt Nam: Thực nghiệm từ mô hình ARDL Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: THỰC NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH ARDL FACTORS EFFECT TO INVESTMENTS IN VIETNAM: EXPERIMENT WITH ARDL MODEL Dương Bá Vũ Thi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng/tác động của một số yếu tố/biến số vĩ mô chủ yếu (sản lượng/GDP, cung tiền M2, độ mở của nền kinh tế) đến đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng/GDP, cung tiền M2 có ảnh hưởng/tác động đến đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn. Riêng độ mở của nền kinh tế thì chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về sự ảnh hưởng/tác động của nó đến đầu tư. Từ kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đầu tư tại Việt Nam. Từ khóa: Đầu tư, Tác động, Việt Nam, ARDL. ABSTRACT The research used ARDL model to find empirical evidence on the effects of some key macro factors/variables (output/GDP, money supply (M2), openness) on investments of Vietnam in the period 1990 - 2018. The results has showed that the output/GDP, money supply (M2) effects to investments in the short and long term. Particularly, openness has not found statistically significant evidence of its influence on investments. From the results, the research proposes recommendations to promote and improve investments efficiency in Vietnam. Keywords: 1. Giới thiệu Đối với một nền kinh tế, đầu tư có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó vừa tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Ở góc độ tổng cầu, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng lên. Ở góc độ tổng cung, việc tăng quy mô đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Mặt khác, đầu tư còn gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế thông qua hoạt động đầu tư chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ....Một cách khái quát, tăng quy mô đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý sẽ góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện năng suất nhân tố tổng hợp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế (Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng, 2012). Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã nỗ lực tìm kiếm các tác nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đầu tư. Tuy nhiên, thời gian qua, các nghiên cứu về tác nhân ảnh hưởng đến đầu tư của Việt Nam chỉ mới cung cấp bằng chứng về tác động của các yếu tố “truyền thống” (sản lượng/tăng trưởng kinh tế, lãi suất) đến đầu tư. Trong khi đó, độ mở của nền kinh tế - một tiền đề quan trọng trong việc gia tăng đầu tư thông qua việc thu hút nguồn lực bên ngoài và mở rộng thị trường chưa được xem xét một cách rõ ràng.Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để tìm kiếm bằng chứng về ảnh hưởng/tác động của các yếu tố “truyền thống” và độ mở của nền kinh tế đến đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 20181. 1 Đây là giai đoạn vừa phản ánh kết quả của công cuộc “Đổi Mới” và vừa phản ánh tính thời sự của vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam. 490 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở lý thuyết Mối quan hệ giữa sản lượng/GDP và đầu tư Lý thuyết gia tốc của Clark (1917) cho rằng đầu tư phụ thuộc vào sự thay đổi của kỳ vọng đầu ra/sản lượng (GDP). Lý thuyết này lập luận rằng bất cứ sự thay đổi nào của đầu ra/GDP sẽ dẫn tới sự thay đổi của đầu tư (Gordon, 2009). Bên cạnh đó, từ nền tảng của hàm số đầu tư của Hicks (1937), Tobin (1969) đã tiếp tục củng cố và khẳng định đầu tư phụ thuộc vào mức độ thay đổi của GDP, lãi suất và hệ số Tobin’s q. Hay nói cách khác, mô hình hàm số đầu tư của Tobin đã ủng hộ cho luận điểm sản lượng quốc gia/GDP có ảnh hưởng theo chiều hướng tỷ lệ thuận với đầu tư. Mối quan hệ giữa cung tiền và đầu tư Theo trường phái kinh tế học Keynes, kênh lãi suất là kênh truyền dẫn chính của chính sách tiền tệ (Friedman, 1956). Theo đó, khi ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách tăng lượng cung tiền, mặt bằng lãi suất thực trong nền kinh tế sẽ giảm, từ đó, kích thức tăng chi tiêu cho đầu tư và làm thay đổi sản lượng của nền kinh tế (Mishkin, 2009). Mối quan hệ giữa độ mở của nền kinh tế và đầu tư Barro & Sala-i-Martin (2004) lập luận rằng, chế độ thương mại cởi mở hơn hay độ mở của nền kinh tế cao sẽ dẫn đến một khả năng lớn hơn để hấp thụ tiến bộ công nghệ và hàng hóa xuất khẩu do việc giảm bớt, loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy, ở giác độ đóng góp đối với đầu tư, độ mở của nền kinh tế được mong đợi sẽ thúc đẩy đầu tư (M. Hamuda và cộng sự, 2013). 2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước đây Đã có những nghiên cứu trong và ngoài nước kiểm chứng quan hệ giữa các biến số vĩ mô với đầu tư. Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình của Hendershott (1981), Epstein và Denny (1983), Fazzari và Mott (1987), Acemoglu (1993), Hein và Ochsen (2003).. (Lê Thanh Tùng, 2013). Gần đây, nghiên cứu của M. Hamuda và cộng sự (2013) đã sử dụng mô hình ARDL để kiểm chứng ảnh hưởng GDP, cung tiền và độ mở của nền kinh tế đến đầu tư của Tunisia trong giai đoạn 1961 – 2011; kết quả cho thấy, cung tiền giải thích ...

Tài liệu được xem nhiều: