Các yếu tố tác động định hướng sáng nghiệp: Nghiên cứu từ góc độ thể chế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.17 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố thể chế chính thống và không chính thống tới định hướng sáng nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, một cuộc khảo sát được thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ba trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động định hướng sáng nghiệp: Nghiên cứu từ góc độ thể chế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG SÁNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TỪ GÓC ĐỘ THỂ CHẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM TS. Bùi Anh Tuấn Công ty Cổ phần Hà Nội - Hưng Yên PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết này tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố thể chế chính thống và không chính thống tới định hướng sáng nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, một cuộc khảo sát được thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ba trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã khẳng định vai trò quan trọng của thể chế (chính thống và không chính thống) đối với định hướng sáng nghiệp. Cụ thể, lòng tin thể chế có tác động tích cực tới định hướng sáng nghiệp, trong khi đó sự không phù hợp của hệ thống chính sách, qui định và tham nhũng có tác động tiêu cực tới các khía cạnh của định hướng sáng nghiệp. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý để thúc đẩy định hướng sáng nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Từ khóa: Thể chế chính thống, thể chế không chính thống, định hướng sáng nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Giới thiệu Vai trò quan trọng của thể chế trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt, thể chế với vai trò là môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong bối cảnh các quốc gia đang chuyển đổi, thì thể chế không chính thống có thể có ảnh hưởng lớn hơn thể chế chính thống (Peng & Heath, 1996; Williamson, 2009). Việt Nam là một quốc gia mới nổi và đang trong giai đoạn chuyển đổi (emerging and transitional economy) thì các DNVVN khó có thể tránh khỏi các tác động của thể chế không chính thống. Vì vậy, việc xem xét tác động của cả thể chế chính thống và không chính thống là cần thiết. 298 Trong những năm gần đây, định hướng sáng nghiệp (entrepreneurial orientation) đã trở thành một nội dung quan trọng và chính yếu trong hầu hết các nghiên cứu về doanh nghiệp và doanh nhân. Chủ đề nghiên cứu liên quan tới định hướng sáng nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới. Định hướng sáng nghiệp được cho là một yếu tố quan trọng cho thành công của doanh nghiệp (Vij & Bedi, 2012). Nội dung này cũng đã được nghiên cứu nhiều tại các DNVVN trên thế giới do vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế của mỗi quốc gia (Keh & cộng sự, 2007; Wang & cộng sự, 2015). Ở Việt Nam, định hướng sáng nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng sáng nghiệp cũng đã được xem xét, trao đổi trong một số nghiên cứu như Swierczek & Thai (2003) và Nguyen (2009, 2011). Tuy nhiên, ảnh hưởng của thể chế (cả thể chế chính thống và không chính thống) đến định hướng sáng nghiệp vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều (Dickson và Weaver, 2008). Tính đến hết tháng 12 năm 2015 thì cả nước có khoảng trên 500.000 DNVVN, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp trên 40% GDP và thu hút trên 50% lực lượng lao động của cả nước (VCCI, 2016). Tuy nhiên, từ sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể và đóng cửa dường như vẫn không giảm. Số lượng các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường trong năm 2016 đã tăng 32% so với năm 2015 (Cục đăng ký kinh doanh, 2017). Năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều DNVVN Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, sức cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp còn yếu. Đặc trưng cơ bản của các DNVVN thường được nhắc tới như quy mô hoạt động nhỏ, sử dụng nhiều lực lượng lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn ít và năng suất lao động thấp. Mục đích của bài viết này là tìm hiểu tác động của một số yếu tố của thể chế (chính thống và không chính thống) tới định hướng sáng nghiệp của các DNVVN Việt Nam, trong bối cảnh của một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển. Phần tiếp theo của bài viết sẽ trình bày về cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu. Sau đó là phần phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Kết thúc bài viết là phần thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị. 2. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Thể chế: thể chế chính thống và không chính thống Nhiều khái niệm thể chế đã được các nhà nghiên cứu đưa ra căn cứ vào góc nhìn và bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Veblen (1914) đã đưa ra một trong những khái niệm đầu tiên về thể chế, theo đó thể chế gồm phong tục, quy tắc ứng xử, các nguyên tắc về quyền và phép tắc. Như vậy, thể chế là các ràng buộc bên ngoài buộc mọi người phải tuân thủ và các ràng buộc bên trong thông qua nhận thức của các cá nhân rồi dẫn tới hành động. North (1981) định nghĩa thể chế là “một tập hợp các quy 299 tắc, quy trình tuân thủ, các chuẩn mực hành vi đạo đức được thiết kế để kiểm soát các hành vi của các cá nhân vì lợi ích tối đa hóa sự giàu có hay lợi ích của tập thể”. Mặc dù có nhiều khái niệm dựa trên các góc độ khác nhau nhưng sự phát triển khái niệm thể chế của North (1990) và Scott (1995) được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu về thể chế. Theo North (1990) thể chế được hiểu là “luật chơi trong một xã hội”. Tương tự, thể chế nói tới hệ thống các luật lệ chung, khá ổn định, được xã hội thừa nhận và tuân thủ (Scott, 1995). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về thể chế với vai trò là các yếu tố của môi trường kinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động định hướng sáng nghiệp: Nghiên cứu từ góc độ thể chế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG SÁNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TỪ GÓC ĐỘ THỂ CHẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM TS. Bùi Anh Tuấn Công ty Cổ phần Hà Nội - Hưng Yên PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết này tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố thể chế chính thống và không chính thống tới định hướng sáng nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, một cuộc khảo sát được thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ba trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã khẳng định vai trò quan trọng của thể chế (chính thống và không chính thống) đối với định hướng sáng nghiệp. Cụ thể, lòng tin thể chế có tác động tích cực tới định hướng sáng nghiệp, trong khi đó sự không phù hợp của hệ thống chính sách, qui định và tham nhũng có tác động tiêu cực tới các khía cạnh của định hướng sáng nghiệp. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý để thúc đẩy định hướng sáng nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Từ khóa: Thể chế chính thống, thể chế không chính thống, định hướng sáng nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Giới thiệu Vai trò quan trọng của thể chế trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt, thể chế với vai trò là môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong bối cảnh các quốc gia đang chuyển đổi, thì thể chế không chính thống có thể có ảnh hưởng lớn hơn thể chế chính thống (Peng & Heath, 1996; Williamson, 2009). Việt Nam là một quốc gia mới nổi và đang trong giai đoạn chuyển đổi (emerging and transitional economy) thì các DNVVN khó có thể tránh khỏi các tác động của thể chế không chính thống. Vì vậy, việc xem xét tác động của cả thể chế chính thống và không chính thống là cần thiết. 298 Trong những năm gần đây, định hướng sáng nghiệp (entrepreneurial orientation) đã trở thành một nội dung quan trọng và chính yếu trong hầu hết các nghiên cứu về doanh nghiệp và doanh nhân. Chủ đề nghiên cứu liên quan tới định hướng sáng nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới. Định hướng sáng nghiệp được cho là một yếu tố quan trọng cho thành công của doanh nghiệp (Vij & Bedi, 2012). Nội dung này cũng đã được nghiên cứu nhiều tại các DNVVN trên thế giới do vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế của mỗi quốc gia (Keh & cộng sự, 2007; Wang & cộng sự, 2015). Ở Việt Nam, định hướng sáng nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng sáng nghiệp cũng đã được xem xét, trao đổi trong một số nghiên cứu như Swierczek & Thai (2003) và Nguyen (2009, 2011). Tuy nhiên, ảnh hưởng của thể chế (cả thể chế chính thống và không chính thống) đến định hướng sáng nghiệp vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều (Dickson và Weaver, 2008). Tính đến hết tháng 12 năm 2015 thì cả nước có khoảng trên 500.000 DNVVN, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp trên 40% GDP và thu hút trên 50% lực lượng lao động của cả nước (VCCI, 2016). Tuy nhiên, từ sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể và đóng cửa dường như vẫn không giảm. Số lượng các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường trong năm 2016 đã tăng 32% so với năm 2015 (Cục đăng ký kinh doanh, 2017). Năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều DNVVN Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, sức cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp còn yếu. Đặc trưng cơ bản của các DNVVN thường được nhắc tới như quy mô hoạt động nhỏ, sử dụng nhiều lực lượng lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn ít và năng suất lao động thấp. Mục đích của bài viết này là tìm hiểu tác động của một số yếu tố của thể chế (chính thống và không chính thống) tới định hướng sáng nghiệp của các DNVVN Việt Nam, trong bối cảnh của một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển. Phần tiếp theo của bài viết sẽ trình bày về cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu. Sau đó là phần phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Kết thúc bài viết là phần thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị. 2. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Thể chế: thể chế chính thống và không chính thống Nhiều khái niệm thể chế đã được các nhà nghiên cứu đưa ra căn cứ vào góc nhìn và bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Veblen (1914) đã đưa ra một trong những khái niệm đầu tiên về thể chế, theo đó thể chế gồm phong tục, quy tắc ứng xử, các nguyên tắc về quyền và phép tắc. Như vậy, thể chế là các ràng buộc bên ngoài buộc mọi người phải tuân thủ và các ràng buộc bên trong thông qua nhận thức của các cá nhân rồi dẫn tới hành động. North (1981) định nghĩa thể chế là “một tập hợp các quy 299 tắc, quy trình tuân thủ, các chuẩn mực hành vi đạo đức được thiết kế để kiểm soát các hành vi của các cá nhân vì lợi ích tối đa hóa sự giàu có hay lợi ích của tập thể”. Mặc dù có nhiều khái niệm dựa trên các góc độ khác nhau nhưng sự phát triển khái niệm thể chế của North (1990) và Scott (1995) được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu về thể chế. Theo North (1990) thể chế được hiểu là “luật chơi trong một xã hội”. Tương tự, thể chế nói tới hệ thống các luật lệ chung, khá ổn định, được xã hội thừa nhận và tuân thủ (Scott, 1995). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về thể chế với vai trò là các yếu tố của môi trường kinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thể chế đối doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Thể chế chính thống Thể chế không chính thống Định hướng sáng nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 49 0 0
-
Tác động của marketing 4.0 đến hoạt động phân phối của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
7 trang 23 0 0 -
12 trang 15 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập và cơ cấu lại nền kinh tế
6 trang 14 0 0 -
18 trang 13 0 0
-
Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: vai trò của hoạt động đổi mới
13 trang 12 0 0 -
Các động cơ thúc đẩy và hiệu quả đội - một nghiên cứu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
13 trang 12 0 0 -
10 trang 11 0 0
-
16 trang 10 0 0
-
16 trang 8 0 0