Danh mục

Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn Giao tiếp sư phạm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.03 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trao đổi cách dạy kết hợp phương pháp học nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn giao tiếp sư phạm, nhằm phát huy trí lực của người học thông qua việc phân tích một số bài giảng cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn Giao tiếp sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 138-145 CÁCH DẠY PHÁT HUY TRÍ LỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM Đặng Thị Sợi Đại học Tây Bắc 1. Mở đầu Các nhà tâm lí học qua nhiều công trình nghiên cứu đã đi đến khẳng định: tiềm năng con người là không giới hạn. Các công trình nghiên cứu khoa học cũng đã đưa ra kết quả: Mỗi con người lành mạnh đều có 14 -15 tỷ tế bào não. Nhưng cả cuộc đời con người sử dụng được bao nhiêu phần trăm trí não của mình? Có nhà khoa học cho là 5%. Nhưng các nhà khoa học Nhật Bản thì kết luận rằng: mới chỉ 3% ! Như vậy các bạn có thể hình dung dễ dàng nếu con người nâng mức sử dụng tiềm năng trí não của mình lên 1% hoặc 0,5% cũng đủ tạo nên những kì tích bất ngờ như thế nào. Vậy làm thế nào để khơi gợi trí lực của người học trong quá trình học tập? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi ngành học, cấp học và cho mỗi chúng ta-những người giáo viên. Bài viết này trao đổi cách dạy: Kết hợp phương pháp học nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn giao tiếp sư phạm, nhằm phát huy trí lực của người học thông qua việc phân tích một số bài giảng cụ thể. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét sơ lược về chương trình và cách thức thực hiện - Môn học: Giao tiếp sư phạm (GTSP) nằm trong chương trình đào tạo cử nhân ngành sư phạm chính qui với thời lượng 45 tiết, trong đó có 25 tiết lí thuyết và 20 tiết thực hành. - Mục đích môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao tiếp và giao tiếp sư phạm đồng thời rèn luyện các kĩ năng GTSP qua việc giải các bài tập tình huống... - Cách thực hiện chương trình theo hướng chung là: đi theo tuần tự từ cung cấp lí thuyết (25 tiết) rồi làm bài tập thực hành (20 tiết). 138 Cách dạy phát huy trí lực của người học trong môn giao tiếp sư phạm Với cách dạy khá phổ biến là thày cung cấp lí thuyết, trò nắm bắt, sau đó thực hành giải các bài tập, dẫn đến tình trạng sinh viên thụ động tiếp thu tri thức, không gây được hứng thú tích cực học tập và việc nắm bắt tri thức cũng trở nên rời rạc. Vậy làm thế nào để chống cách học thụ động một chiều? Làm thế nào để phát huy trí lực của sinh viên? Làm thế nào để sinh viên tích cực tham gia vào quá trình dạy học? Làm thế nào để mọi sinh viên đều tham gia tích cực để tự làm ra sản phẩm của mình dưới sự dẫn dắt của giảng viên? .... Tóm lại là làm thế nào để: Chuyển từ cách học thụ động sang cách học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học do Bộ chỉ đạo? Theo chúng tôi, chương trình là cứng, nhưng hệ thống bài giảng phải mang tính động làm nên tính nhất quán nhằm thực thi mục tiêu môn học. Đặc biệt đối với môn giao tiếp sư phạm - một môn đòi hỏi khả năng tiếp nhận, ứng xử, phản ứng nhanh và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp sư phạm. Trong quá trình giảng dạy bộ môn này tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học và thu được những kết quả khả quan. 2.2. Kết hợp học nghiên cứu, thảo luận nhóm và ứng dụng công nhệ thông tin làm phương pháp chủ đạo trong giảng dạy môn giao tiếp nhằm phát huy trí lực của sinh viên Mỗi môn học có những đặc trưng riêng, thậm chí mỗi chương, mỗi phần cũng có những điểm khác biệt, vì thế không thể “độc quyền” một cách dạy mà nên linh hoạt ở từng phần, từng chương. Có chương, có phần dùng phương pháp thảo luận tỏ ra có hiệu quả nhưng vận dụng vào các phần, các chương khác lại không thu được kết quả như mong muốn. Vì thế việc đặt câu hỏi: Dạy như thế nào? Dạy bằng cách thức nào?... trước mỗi đơn vị kiến thức là rất quan trọng. Như vậy vấn đề đặt ra là: đối với mỗi chương, thậm chí mỗi đề mục đều phải dựa vào mục đích yêu cầu cũng như các tiêu chí khác nhau để xác định cách dạy cho phù hợp. Chương trình GTSP có trọng tâm: Nguyên tắc giao tiếp sư phạm; Phong cách GTSP, Kĩ năng GTSP có mục tiêu và cấu trúc tương đối giống nhau: đều đi từ khái niệm đến làm rõ bản chất, những biểu hiện, những yêu cầu và kết luận sư phạm, vì thế con đường, cách thức để khám phá bản chất của vấn đề cũng tương đối giống nhau. Chúng tôi thường tiến hành cách dạy như sau: Hoạt động 1. Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu. 139 Đặng Thị Sợi Yêu cầu sinh viên đọc giáo trình và những tài liệu tham khảo cần thiết để tóm tắt theo cách hiểu của mình theo hướng dẫn (cấu trúc đề cương, cách làm...) và vận dụng cách hiểu của mình vào việc giải các bài tập tình huống trong giao tiếp sư phạm (tình huống ...

Tài liệu được xem nhiều: