Danh mục

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trình độ phát triển nguồn nhân lực được xem là thước đo chủ yếu cho sự phát triển của quốc gia. Con người tạo ra công nghệ hiện đại nhưng việc ứng dụng công nghệ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc lực lượng lao động về ngắn hạn dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0058 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Hồ Ngọc Khương Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh khuonghn.hn@gmail.com TÓM TẮT: Trình độ phát triển nguồn nhân lực được xem là thước đo chủ yếu cho sự phát triển của quốc gia. Con người tạo ra công nghệ hiện đại nhưng việc ứng dụng công nghệ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc lực lượng lao động về ngắn hạn dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng về lâu dài, nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng số sẽ nâng cao về chất lượng và số lượng để đáp ứng yêu cầu cao của nhà tuyển dụng và hội nhập kinh tế thế giới. Khi đó, rô-bốt và nguồn nhân lực sẽ làm việc hài hòa cùng nhau. Do đó, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực; thị trường lao động. I. VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Về cơ bản, quốc gia muốn phát triển phải có các nguồn lực như sau: yếu tố con người, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ… Trong đó, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất chi phối các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực (NNL) có ưu thế không bị cạn kiệt nếu như được bồi dưỡng, khai thác một cách hiệu quả; còn các nguồn lực khác chỉ là yếu tố hữu hạn, chỉ phát huy hiệu quả khi kết hợp với nguồn nhân lực. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên các lĩnh vực chính: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối internet (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), rô-bốt thế hệ mới, in 3D,… là nền tảng để kinh tế chuyển đổi từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động giản đơn sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số. Do đó, việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của NNL rằng “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. [Alvin Toffler; 1992] NNL giúp khắc phục những sự cố công nghệ, kỹ thuật và giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi NNL phải có kiến thức về hệ thống quy trình công nghệ phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển NNL có chất lượng là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của quốc gia. II. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 50 % 44.4 42 45 40.4 40 38.2 35 32.8 33.4 34 35.9 35.2 34.7 30 24.6 26.6 22.8 25.6 25 29.4 20 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 Công nghiệp và xây dựng 10 5 Dịch vụ 0 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Hình 1: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 2015-2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hồ Ngọc Khương 47 Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, với khoảng hơn 96.4 triệu người (năm 2019), đứng thứ 15 trên thế giới. Hằng năm có khoảng 1 triệu người tham gia vào thị trường lao động, dân số trong độ tuổi lao động vẫn đang gấp đôi số người ở trong độ tuổi phụ thuộc. Lực lượng lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khoảng 54.7 triệu người, chiếm khoảng 56.7 % tổng dân số đã tạo ra lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ và trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, với NNL dồi dào khi được đào tạo có phương pháp, trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn sẽ tạo ra tăng trưởng to lớn cho kinh tế, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực kinh tế khác đạt mực cao nhất trong giai đoạn 2015-2019. Bao gồm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 19 triệu lao động, chiếm 34.7 %; khu vực công nghiệp và xây dựng có 16.1 triệu lao động, chiếm 29.4 % và có 19.6 triệu lao động là khu vực dịch vụ, đạt 35.9 %, cao hơn lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1 %. [3] Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong khi đó, tỷ trọng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Sự chuyển dịch này tạo nên sự ổn định về mặt số lượng cho thị trường nhân lực. Tỷ lệ người dùng công nghệ thông tin cao cùng xu hướng toàn cầu hóa đã tác động chất lượng NNL thích ứng với môi trường công nghệ số cao hơn. Về cơ bản, Việt Nam đã tham gia hơn 15 Hiệp định thương mại tự do; do đó, nước ta có độ mở lớn trong việc nỗ lực nắm bắt cuộc CMCN 4.0. Khi các Hiệp định thương mại có hiệu lực, NNL sẽ ...

Tài liệu được xem nhiều: