Danh mục

Cách thức tìm hiểu đề và tìm ý cho bài làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT và THCS Hiện Hành

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.88 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cách tìm hiểu đề và tìm ý cho bài làm văn nhằm giúp học sinh bổ sung kiến thức về tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách thức "tìm hiểu đề và tìm ý" cho bài làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT và THCS Hiện Hành TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 CÁCH THỨC TÌM HIỂU ĐỀ VÀ TÌM Ý CHO BÀI LÀM VĂNTHEO SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT VÀ THCS HIỆN HÀNH Lê Thị Phượng1 1 Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Tìm hiểu đề và tìm ý là một yêu cầu có tính bắt buộc trong quy trình làm một bàivăn ở nhà trường phổ thông, là điều kiện cần thiết để bài làm văn đúng và hay. Trướcnhững đổi mới về cách ra đề làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổthông và Trung học cơ sở hiện hành, học sinh còn nhiều lúng túng ở khâu xác định cácphương thức biểu đạt hoặc thao tác tư duy cần sử dụng khi làm bài và tìm ý cho bài làmvăn. Những nghiên cứu của chúng tôi về cách tìm hiểu đề và tìm ý cho bài làm vănnhằm giúp học sinh bổ sung kiến thức về tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng làm văntheo sách giáo khoa Ngữ văn mới.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm hiểu đề và tìm ý là một yêu cầu có tính bắt buộc trong quy trình làm một bàivăn (Tìm hiểu đề và tìm ý - Lập dàn ý - Viết bài - Đọc lại bài viết và sửa chữa) ở nhàtrường phổ thông (PT). Tìm hiểu đề và tìm ý có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyếtđịnh phương hướng lựa chọn kiểu văn bản cùng với việc sử dụng các thao tác tư duyhoặc các phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản và nội dung của bài làm văn. Đánh giámột bài văn hay, căn cứ đầu tiên và then chốt là bài văn đó có đúng yêu cầu của đề bàiđặt ra hay không? Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn bậc phổ thông hiện hành có nhiều đổimới ở khâu ra đề, điều này không hề dễ dàng ở những năm đầu đối với cả người dạy vàngười học. Học sinh (HS) gặp khó khăn lúng túng nhiều nhất là ở khâu tìm hiểu đề vàtìm ý cho bài làm văn. Giải quyết vấn đề này, bài viết nhằm góp phần nâng cao hiệu quảdạy học làm văn theo SGK Ngữ văn mới.2. ĐỀ LÀM VĂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT VÀ THCS HIỆN HÀNH2.1 Đề làm văn theo quan niệm truyền thống Trên thực tế, đề làm văn có nhiều dạng khác nhau (trực tiếp và gián tiếp), nhưngnhìn chung có thể thấy kết cấu chung của một đề làm văn theo quan niệm truyền thốngthường có 2 phần: Phần nêu yêu cầu kiểu bài và phần giới hạn vấn đề. Phần nêu yêucầu kiểu bài là phần mang đặc tính thông tin hiệu lệnh chứa đựng yêu cầu về cách thứclàm bài như giải thích, chứng minh (làm sáng tỏ), phân tích, bình giảng, bình luận. Phần 90 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009giới hạn vấn đề là phần gợi ý định hướng nội dung cho HS, giúp các em trả lời câu hỏiviết cái gì, trong phạm vi nào? Ví dụ về đề làm văn có kết cấu hai phần: - Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của NguyễnTrung Thành - Trong truyện ngắn “Mùa lạc”, nhà văn Nguyễn Khải viết: “Ở đời này không cócon đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước quanhững ranh giới ấy” (Văn học 12, NXBGD 2000). Bằng việc phân tích nhân vật Đào,anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Ở ví dụ thứ 2, câu dẫn của đề cũng thuộc phần giới hạn vấn đề nhưng có tác dụngđịnh hướng, gợi dẫn rõ hơn về nội dung.2.2. Quan niệm về đề làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT và THCS hiện hành Đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời phải rèn luyện cho HS ócphê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt, tránh kiểu ra đề “suôn sẻ”, dạng “thoả hiệp mộtchiều”. Với cách quan niệm ấy, SGK Ngữ văn THPT và THCS hiện hành chủ yếu ra đềtheo hướng “mở”. Đề “mở” được chúng tôi quan niệm là loại đề chỉ nêu ra đề tài hoặcvấn đề cần bàn luận trong bài làm văn, đề không giới hạn một cách cứng nhắc việc vậndụng các phương thức biểu đạt hoặc các thao tác tư duy để viết bài văn (văn bản),khuyến khích HS suy nghĩ nhiều chiều trước một vấn đề. Đề “mở” khác với loại đề“đóng”, đề “khép kín”. Dùng loại đề này để phân hoá trình độ HS thì phù hợp hơn. Kếtcấu của loại đề “mở” trong SGK Ngữ văn THPT và THCS khá phong phú. - Phổ biến là dạng đề chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề để HS làm bài, không nêu yêucầu về kiểu văn bản (VB) và cách thức làm bài. Chẳng hạn: + “Quê em đổi mới” (Ngữ văn 6, tập một - NXBGD 2002). + “Loài cây em yêu” (Ngữ văn 7, tập một - NXBGD 2004). + “Cây lúa Việt Nam” (Ngữ văn 9, tập một - NXBGD 2005). + Người phụ nữ xưa với tình yêu và hôn nhân qua một số bài ca dao? (Ngữ văn10, tập một, Bộ 1 - Ban KHXH & NV, NXBGD 2006) + “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” (Ngữ văn 12, tập một,SGK thí điểm, Bộ2 Ban KHTN, NXBGD 2005). - Dạng đề có kết cấu hai phần: phần nêu mệnh lệnh làm bài và phần giới hạn vấnđề, đề tài. Chẳng hạn: + Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữvăn 9, tập ha ...

Tài liệu được xem nhiều: