Danh mục

Cách tiếp cận cấu trúc thị trường về Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập: Phần 1

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 422.26 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập - Cách tiếp cận cấu trúc thị trường" Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: dẫn nhập; phương pháp nghiên cứu; đặc điểm và cấu trúc thị trường lúa gạo thế giới; cấu trúc và đặc điểm của thị trường lúa gạo tại một số quốc gia tiêu biểu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tiếp cận cấu trúc thị trường về Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập: Phần 1THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM: CẢI CÁCH ĐỂ HỘI NHẬP CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNGCuốn sách này là sản phẩm của Dự án nghiên cứu “Ảnh hưởng của cấu trúc ngànhlúa gạo đến lợi ích của nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam”, một hoạt động của Liênminh “Vì quyền của nông dân và hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam”,thuộc Chương trình “Hỗ trợ liên minh vận động chính sách” do Bộ Phát triển Quốc tếAnh (DFID) tài trợ và tổ chức Oxfam tại Việt Nam quản lý. Cuốn sách này được viếtdựa trên quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Liênminh “Vì quyền của nông dân và hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam”,Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) và tổ chức Oxfam. ii VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH Chủ biên: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH và ĐINH TUẤN MINHTHỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM: CẢI CÁCH ĐỂ HỘI NHẬP CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC HÀ NỘI - THÁNG 10 NĂM 2015Tranh bìa: Phong cảnh Thanh Kim (Sapa) của họa sĩ Tô Ngọc Thành (2007,acrylic trên vải, 60x80cm). Sưu tập của NĐT. iv LỜI NÓI ĐẦUKể từ cuối thập niên 1980 đến nay, ngành lúa gạo của Việt Nam đãphát triển liên tục theo định hướng gia tăng sản lượng. Sự gia tăngnày đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thựctrong nước mà còn liên tục là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiềunhất thế giới trong suốt một thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô của ngành lúa gạo Việt Nam, thayvì được hồ hởi chào đón như trước đây, giờ lại trở thành mối lo lắngtrong chính sách phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, đặc biệt khiViệt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế. Sản lượnglúa tăng không những không kèm theo sự cải thiện thu nhập củangười nông dân, mà còn là nguy cơ khiến đất trồng bị thoái hoá và ônhiễm môi trường tăng cao. Việc quá chú trọng đến tăng sản lượngdẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thịtrường xuất khẩu tập trung vào phân đoạn gạo cấp thấp, kém đadạng, và đặc biệt đang tập trung rất nhanh vào thị trường TrungQuốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, sức ép giảmgiá lập tức được tạo ra lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại chocác thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước. Hơn nữa, xuhướng tự túc lúa gạo gần đây của các quốc gia nhập khẩu gạo, đi kèmvới đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu của một số quốcgia như Campuchia và Ấn Độ cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày cànggay gắt tới các quốc gia xuất khẩu, khiến Việt Nam cần phải suy xétlại định hướng lớn về đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu của toàn ngành. Chúng tôi thấy rằng đã có sự đồng thuận chung trong giới hoạchđịnh chính sách về vấn đề này. Đó là mong muốn ngành lúa gạo ViệtNam cần chuyển dịch sang sản xuất các loại gạo chất lượng cao hơn; vđa dạng hoá các thị trường xuất khẩu; và cung ứng gạo chất lượng caocho tiêu thụ trong nước. Vấn đề ở đây là làm thế nào để đạt đượcnhững mục tiêu này? Chúng tôi cho rằng dù là giải pháp nào, để đạtđược mục tiêu, thì đều phải dựa vào các lực lượng của thị trường. Chỉcó lực lượng thị trường mới có thể giúp cho các hoạt động sản xuất vàtiêu thụ của ngành lúa gạo theo định hướng mới được bền vững. Điềuchúng ta có thể làm là tìm được xu hướng mà các lực lượng thị trườngsẽ định hình cấu trúc thị trường lúa gạo trong tương lai, và qua đóđưa ra các giải pháp để việc định hình này có thể diễn ra nhanh hơn. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các đặc điểm cấu trúc thịtrường lúa gạo Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước khác, qua đóxác định được tính hiệu quả và công bằng của cấu trúc thị trường hiệntại và ảnh hưởng của các đặc điểm cấu trúc thị trường đến quyền lợicủa người sản xuất lúa gạo nhỏ. Đây là cơ sở để chúng tôi đưa ra cáckhuyến nghị cải cách cấu trúc thị trường trong tương lai, hướng tớiviệc nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ chuỗi giá trị và đem lại vịthế công bằng hơn cho người sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị này. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ dựa trên lýthuyết về cấu trúc - hành vi - kết quả (SCP) trong lý thuyết ngành. Cụthể chúng tôi phân thị trường lúa gạo thành 2 phân đoạn: phân đoạnmua bán lúa để xay xát và phân đoạn mua bán gạo để tiêu thụ trongnước hoặc xuất khẩu. Tại mỗi phân đoạn chúng tôi sẽ xác định các đặcđiểm cấu trúc thị trường. Đó là các chủ thể tham gia, chức năng và vịthế ảnh hưởng của mỗi chủ thể, khả năng lựa chọn chiến lược thamgia của mỗi chủ thể, lợi ích và chi phí gắn với mỗi lựa chọn chiến lược. Về nghiên cứu thực nghiệm, trước tiên chúng tôi tiến hành sosánh cấu trúc thị trường lúa gạo của Việt Nam với hai nước Thái Lanvà Ấn Độ dựa trên các nghiên cứu của các đồng nghiệp khác. Trên cơsở những phát hiện khi so sánh cấu trúc thị trường lúa gạo của ViệtNam với của Ấn Độ và Thái Lan, chúng tôi xây dựng một số giả vithuyết về hành vi của các chủ thể trong cấu trúc thị trường lúa gạoViệt Nam, phỏng đoán các kết quả của thị trường khi có các thay đổivề các đặc điểm cấu trúc thị trường và thực hiện quá trình thực địaphỏng vấn sâu ở hai tỉnh An Giang và Cần Thơ. Căn cứ vào kết quảphỏng vấn sâu cộng với một số giả thiết phụ trợ, chúng tôi đưa ranhững kết luận về xu hướng điều chỉnh cấu trúc thị trường lúa gạo tạiĐBSCL trong tương lai. Do giới hạn về mặt thời gian, nguồn lực, cũng như tính khai mởcủa nghiên cứu, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhữngthiếu sót. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong nhận được những ý kiếnđóng góp, phản biện, đề xuất về phương pháp để cải thiện trongnhững nghiên cứu sâu hơn về đề tài này về sau. vii NHÓM TÁC GIẢNguyễn Đức Thành: Nhận bằng ...

Tài liệu được xem nhiều: