Cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử qua một số cuộc vận động văn hóa - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 455.56 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các khuynh hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử trở thành vấn đề quan trọng, được quan tâm trong công việc nghiên cứu. Việc phân tích cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử và đặt một số cuộc vận động văn hóa xã hội trong thời kỳ cận đại ở Việt Nam trong hệ qui chiếu là quá trình “cận đại hóa” để phân tích và luận giải là vấn đề quan tâm của bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử qua một số cuộc vận động văn hóa - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XXTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 37 CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ QUA MỘT SỐ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Từ một vài thập kỷ gần đây, theo xu hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, ngành khoa học lịch sử đã có định hướng nghiên cứu theo quan điểm toàn diện. Việc phản ánh lịch sử ngày càng khách quan, trung thực và toàn diện đã trở thành mục tiêu phấn đấu của các sử gia trong thời kỳ hiện đại. Các khuynh hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử trở thành vấn đề quan trọng, được quan tâm trong công việc nghiên cứu. Việc phân tích cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử và đặt một số cuộc vận động văn hóa xã hội trong thời kỳ cận đại ở Việt Nam trong hệ qui chiếu là quá trình “cận đại hóa” để phân tích và luận giải là vấn đề quan tâm của bài viết. Từ khoá: Tiếp cận mới, nghiên cứu lịch sử, cuộc vận động văn hóa xã hội, đầu thế kỷ XX. Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; Email: nttthuy@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài thập kỷ gần đây, giới sử học Việt Nam khá quan tâm đến những định hướngmới trong nghiên cứu nhằm đánh giá lại những vấn đề cơ bản trong lịch sử dân tộc trongđó giành sự quan tâm khá nhiều cho thời kỳ cận đại. Giới sử học ngày càng quán triệt sâusắc quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể, tôn trọng sự thật lịch sử, phù hợp với quan điểmcủa Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử dân tộc trong nghiên cứu để có những tácphẩm sử học có tính thuyết phục. Trong lịch sử Việt Nam cận đại, những công trình nghiêncứu về cuộc chiến đấu chống xâm lược vẫn chiếm vị trí chủ đạo bởi lẽ cuộc chiến đấuchống ngoại xâm giữ vai trò quyết định sự tồn vong của dân tộc. Tuy nhiên, thực tế, lịch sửdân tộc Việt không chỉ là lịch sử của cuộc chiến tranh mà còn là toàn bộ những lĩnh vựcliên quan đến cuộc sống của con người. Với quan điểm toàn diện và những cách tiếp cậnmới, một số cuộc vận động xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã được đặt trong hệ quichiếu là quá trình “cận đại hóa” để phân tích và luận giải và vấn đề quan tâm của tác giảbài viết này.2. NỘI DUNG2.1. Cách tiếp cận mới trong phương pháp nghiên cứu lịch sử Cách tiếp cận đa tuyến, toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam:38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI * Cách tiếp cận đa tuyến Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các công đồng quốc gia cổ và các tộc người đã từngsinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Những cộng đồng và các dân tộc đã đóng góp vào sựphát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam trong các mặt kinh tế, xã hội và bản sắc văn hóa.Tuy nhiên trong các giáo trình lịch sử đã được các nhà sử học biên soạn mà công trìnhkhoa học “Đại cương lịch sử Việt Nam” (3 tập) do Nxb giáo dục phát hành là một ví dụ đãđược tái bản liên tục những năm gần đây đều trình bày lịch sử Việt Nam từ khi hình thànhnhà nước đầu tiên theo một dòng từ văn hóa Đông Sơn với nước Việt Nam – Âu Lạc thờiHùng Vương – An Dương Vương, nhà nước Vạn Xuân – Lý Bí xác lập chủ quyền trongthời Bắc thuộc, nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê cho đến nước Đại Việt thời Lý –Trần – Hậu Lê, nước Việt Nam, Đại Nam thời Nguyễn – Gia Long. Hiện nay là nước ViệtNam dân chủ cộng hòa và Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976. Cách nhìnnhận lịch sử dân tộc như đã nêu là thể hiện của quan điểm đơn tuyến [3; tr.12] khi xem xéttiến trình phát triển của lịch sử. Trong thực tế, những nhà nước đã được phản ánh tronggiáo trình lịch sử chỉ là dòng chủ lưu của lịch sử và văn hóa Việt Nam chứ chưa phải tất cảthực tiễn lịch sử. Bên cạnh dòng chảy lịch sử chủ đạo này, lịch sử Việt Nam còn có sựđóng góp của văn hóa Sa Huỳnh và nước Chăm pa ở khu vực Trung Bộ, văn hóa Óc Eo vànước Phù Nam ở Nam Bộ và sau đó là sự đóng góp của nhiều dân tộc thiểu số vào lịch sửphát triển của vùng đất phía Nam Việt Nam. Lịch sử Việt Nam nếu chỉ trình bày theo cáchtiếp cận đơn tuyến rõ ràng không phù hợp với thực tế lịch sử và dẫn đến nhận thức lịch sửbị phiến diện, để lại những khoảng trống trong lịch sử Việt Nam, gạt bỏ nền Văn hóa SaHuỳnh – Chăm pa và Óc eo – Phù Nam ra khỏi lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lịch sử khuvực phía Nam trước khi người Việt di cư vào khai phá vùng đất này cần được nghiên cứuđể hiểu rõ những bước đi đầu tiên của lịch sử vùng đất này và bộ phận dân cư đã sinh sốngbuổi ban đầu. Trong quá trình phát triển, quan hệ giữa Đại Việt và Chămpa, Phù Nam –Chân Lạp vừa có sự giao lưu kinh tế - văn hóa vừa có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử qua một số cuộc vận động văn hóa - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XXTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 37 CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ QUA MỘT SỐ CUỘC VẬN ĐỘNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Từ một vài thập kỷ gần đây, theo xu hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, ngành khoa học lịch sử đã có định hướng nghiên cứu theo quan điểm toàn diện. Việc phản ánh lịch sử ngày càng khách quan, trung thực và toàn diện đã trở thành mục tiêu phấn đấu của các sử gia trong thời kỳ hiện đại. Các khuynh hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử trở thành vấn đề quan trọng, được quan tâm trong công việc nghiên cứu. Việc phân tích cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử và đặt một số cuộc vận động văn hóa xã hội trong thời kỳ cận đại ở Việt Nam trong hệ qui chiếu là quá trình “cận đại hóa” để phân tích và luận giải là vấn đề quan tâm của bài viết. Từ khoá: Tiếp cận mới, nghiên cứu lịch sử, cuộc vận động văn hóa xã hội, đầu thế kỷ XX. Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; Email: nttthuy@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài thập kỷ gần đây, giới sử học Việt Nam khá quan tâm đến những định hướngmới trong nghiên cứu nhằm đánh giá lại những vấn đề cơ bản trong lịch sử dân tộc trongđó giành sự quan tâm khá nhiều cho thời kỳ cận đại. Giới sử học ngày càng quán triệt sâusắc quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể, tôn trọng sự thật lịch sử, phù hợp với quan điểmcủa Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử dân tộc trong nghiên cứu để có những tácphẩm sử học có tính thuyết phục. Trong lịch sử Việt Nam cận đại, những công trình nghiêncứu về cuộc chiến đấu chống xâm lược vẫn chiếm vị trí chủ đạo bởi lẽ cuộc chiến đấuchống ngoại xâm giữ vai trò quyết định sự tồn vong của dân tộc. Tuy nhiên, thực tế, lịch sửdân tộc Việt không chỉ là lịch sử của cuộc chiến tranh mà còn là toàn bộ những lĩnh vựcliên quan đến cuộc sống của con người. Với quan điểm toàn diện và những cách tiếp cậnmới, một số cuộc vận động xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã được đặt trong hệ quichiếu là quá trình “cận đại hóa” để phân tích và luận giải và vấn đề quan tâm của tác giảbài viết này.2. NỘI DUNG2.1. Cách tiếp cận mới trong phương pháp nghiên cứu lịch sử Cách tiếp cận đa tuyến, toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam:38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI * Cách tiếp cận đa tuyến Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các công đồng quốc gia cổ và các tộc người đã từngsinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Những cộng đồng và các dân tộc đã đóng góp vào sựphát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam trong các mặt kinh tế, xã hội và bản sắc văn hóa.Tuy nhiên trong các giáo trình lịch sử đã được các nhà sử học biên soạn mà công trìnhkhoa học “Đại cương lịch sử Việt Nam” (3 tập) do Nxb giáo dục phát hành là một ví dụ đãđược tái bản liên tục những năm gần đây đều trình bày lịch sử Việt Nam từ khi hình thànhnhà nước đầu tiên theo một dòng từ văn hóa Đông Sơn với nước Việt Nam – Âu Lạc thờiHùng Vương – An Dương Vương, nhà nước Vạn Xuân – Lý Bí xác lập chủ quyền trongthời Bắc thuộc, nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê cho đến nước Đại Việt thời Lý –Trần – Hậu Lê, nước Việt Nam, Đại Nam thời Nguyễn – Gia Long. Hiện nay là nước ViệtNam dân chủ cộng hòa và Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976. Cách nhìnnhận lịch sử dân tộc như đã nêu là thể hiện của quan điểm đơn tuyến [3; tr.12] khi xem xéttiến trình phát triển của lịch sử. Trong thực tế, những nhà nước đã được phản ánh tronggiáo trình lịch sử chỉ là dòng chủ lưu của lịch sử và văn hóa Việt Nam chứ chưa phải tất cảthực tiễn lịch sử. Bên cạnh dòng chảy lịch sử chủ đạo này, lịch sử Việt Nam còn có sựđóng góp của văn hóa Sa Huỳnh và nước Chăm pa ở khu vực Trung Bộ, văn hóa Óc Eo vànước Phù Nam ở Nam Bộ và sau đó là sự đóng góp của nhiều dân tộc thiểu số vào lịch sửphát triển của vùng đất phía Nam Việt Nam. Lịch sử Việt Nam nếu chỉ trình bày theo cáchtiếp cận đơn tuyến rõ ràng không phù hợp với thực tế lịch sử và dẫn đến nhận thức lịch sửbị phiến diện, để lại những khoảng trống trong lịch sử Việt Nam, gạt bỏ nền Văn hóa SaHuỳnh – Chăm pa và Óc eo – Phù Nam ra khỏi lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lịch sử khuvực phía Nam trước khi người Việt di cư vào khai phá vùng đất này cần được nghiên cứuđể hiểu rõ những bước đi đầu tiên của lịch sử vùng đất này và bộ phận dân cư đã sinh sốngbuổi ban đầu. Trong quá trình phát triển, quan hệ giữa Đại Việt và Chămpa, Phù Nam –Chân Lạp vừa có sự giao lưu kinh tế - văn hóa vừa có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu lịch sử Cuộc vận động văn hóa xã hội Cận đại hóa Giới sử học Việt Nam Đại cương lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ (Tiếp theo)
19 trang 63 0 0 -
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng di tích chiến tranh
11 trang 43 0 0 -
4 trang 39 0 0
-
Triết học Lịch sử phương đông: Phần 1
70 trang 25 0 0 -
9 trang 22 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học THÂN MẪU LÝ CÔNG UẨN LÀ NGƯỜI BẮC NINH
7 trang 21 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học Tiến công năm 1968: Thời khắc vang dội của Lịch sử
6 trang 20 0 0 -
11 trang 19 0 0
-
2 trang 19 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học CƠ CHẾ TẠO RA TIẾNG CƯỜI CỦA MẢNG CA DAO HÀI HƯỚC
12 trang 19 0 0