Danh mục

Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí của phụ nữ bạo lực gia đình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát hiện của nghiên cứu cho thấy, công tác can thiệp, hỗ trợ cần giúp phụ nữ tích cực tham gia hoạt động hướng đến giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, hạn chế cách ứng phó tập trung vào xúc cảm hay né tránh hoàn cảnh của mình, có thể dẫn đến khả năng phát triển các triệu chứng sang chấn tâm lí nghiêm trọng hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí của phụ nữ bạo lực gia đình JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0101 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 158-166 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁCH ỨNG PHÓ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁCH ỨNG PHÓ VỚI MỨC ĐỘ SANG CHẤN TÂM LÍ CỦA PHỤ NỮ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Lê Thị Tường Vân Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Học viện Phụ nữ Việt Nam Tóm tắt. Ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình là một yếu tố quan trọng, có mối quan hệ nhất định với sang chấn tâm lí ở họ, biểu hiện ở các triệu chứng PTSD, trầm cảm, lo âu, stress. Điều tra 165 phụ nữ bị bạo lực gia đình ở 2 tỉnh Hà Nam và Bắc Ninh cho thấy, ứng phó định hướng xúc cảm và định hướng né tránh có mối tương quan thuận, ngược lại, ứng phó định hướng giải quyết vấn đề có mối tương quan nghịch với các triệu chứng sang chấn tâm lí của họ. Trong đó, ứng phó định hướng xúc cảm có tương quan chặt chẽ nhất với biểu hiện sang chấn tâm lí ở phụ nữ bị bạo lực gia đình. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy, công tác can thiệp, hỗ trợ cần giúp phụ nữ tích cực tham gia hoạt động hướng đến giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, hạn chế cách ứng phó tập trung vào xúc cảm hay né tránh hoàn cảnh của mình, có thể dẫn đến khả năng phát triển các triệu chứng sang chấn tâm lí nghiêm trọng hơn. Từ khóa: Phụ nữ, ứng phó, bạo lực gia đình, sang chấn tâm lí, PTSD. 1. Mở đầu Sang chấn tâm lí là một vấn đề được nhắc tới nhiều trong tâm lí học hiện đại, dùng để nói đến kết quả của việc tiếp xúc với (những) sự kiện cực kì căng thẳng, phá vỡ cảm giác an toàn của cá nhân [5, 8, 9], làm cho cá nhân cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng và bất lực trong việc ứng phó với nó. Càng nhiều cảm giác sợ hãi, bất lực, càng khó khăn trong việc ứng phó với sự kiện căng thẳng thì càng có nhiều khả năng cá nhân bị sang chấn tâm lí [9, 10]. Như vậy, ứng phó là một nhân tố quan trọng để hiểu về sang chấn tâm lí - cho dù nó rất phức tạp, bởi vì một mặt ứng phó có thể được hiểu như là yếu tố dự báo sang chấn tâm lí, mặt khác nó lại là kết quả của sang chấn tâm lí (Mary Ann Dutton và cộng sự, 2009) [7]. Nghiên cứu này sẽ trình bày cách ứng phó và phân tích mối quan hệ giữa các cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí ở phụ nữ bị bạo lực gia đình. Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 11/7/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Lê Thị Tường Vân, e-mail: levananhtbu@gmail.com 158 Cách ứng phó và mối quan hệ giữa cách ứng phó với mức độ sang chấn tâm lí... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi 165 phụ nữ bị bạo lực gia đình tại 4 xã/ phường thuộc 2 tỉnh: Phường Thanh Châu - thành phố Phủ Lý, xã Thanh Hương- huyện Thanh Liêm (Hà Nam); xã Cách Bi và Ngọc Xá, huyện Quế Võ (Bắc Ninh). 113 người đã hoặc đang tham gia các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình (chiếm 68,3%), trong đó, họ được truyền thông nâng cao nhận thức và được tập huấn về kĩ năng phản ứng với bạo lực gia đình. Độ tuổi trung bình của mẫu là 48; nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp (72,7%). Dụng cụ đo * Sang chấn tâm lí: Nghiên cứu tìm hiểu bốn biểu hiện của sang chấn tâm lí, gồm rối loạn stress sau sang sang chấn (PTSD), trầm cảm, lo âu và stress. Trong đó, sử dụng bảng kiểm PTSD dành cho DSM-5* [Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – version 5 (Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần phiên bản thứ 5 của Hiệp Hội các nhà Tâm thần học Mỹ (American Psychiatric Association), Tháng 5/2013] (The PTSD Checklist for DSM-5/PCL-5) để đánh giá 20 triệu chứng cụ thể của PTSD [8]; đồng thời dùng thang đo DASS-42 (Depression, Axiety and Stress Scale 42 items) với bản dịch đang được dùng để chẩn đoán tại Khoa Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai) để đánh giá các triệu chứng trầm cảm, lo âu, stress. * Cách ứng phó: Nghiên cứu tham khảo Bảng kiểm ứng phó với các tình huống căng thẳng (Coping Inventory for Stressful Situations /CISS) (Endler & Parker, 1990; Avero, P., Corace, K. M., Endler, N. S., & Calvo, M. G., 2003) (dt. Lê Văn Hảo, 2014) [1] phiên bản 21 item. Trong đó, 10/21 item của CISS đã được sử dụng và bổ sung thêm 8 câu mới cho phù hợp với khách thể nghiên cứu. Tổng số 18 item theo các cách ứng phó khác nhau được xắp sếp xen kẽ với nhau. Dựa trên sự phân bố điểm đạt được khi đánh giá về cách ứng phó, chúng tôi chia thang đo mỗi cách ứng phó làm 3 nhóm như sau: Bảng 1. Các nhóm điểm thang đo cách ứng phó của phụ nữ bị bạo lực gia đình Cách ứng phó Mức thấp Mức trung bình Mức cao Ứng phó định hướng xúc cảm 1,29 Ứng phó đ ...

Tài liệu được xem nhiều: