Danh mục

Cải cách thể chế xây dựng Nhà nước liêm chính kiến tạo và hành động để phát triển bền vững: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.36 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Cải cách thể chế xây dựng Nhà nước liêm chính kiến tạo và hành động để phát triển bền vững: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đưa ra một số nguyên tắc xây dựng nhà nước kiến tạo, hoạch định đường lối công nghiệp hóa, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy việc hiện thực hóa đường lối đó bằng những việc làm cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách thể chế xây dựng Nhà nước liêm chính kiến tạo và hành động để phát triển bền vững: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay CẢI CÁCH THỂ CHẾ XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC LIÊM CHÍNH KIẾN TẠO VÀ HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: MÔT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Hoàn Đại học Kinh tế Quốc dân Thể chế được hiểu như là hệ thống các quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Thể chế đ ng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế - xã hội, một thể chế tốt sẽ g p phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thế chế, tầm quan trọng của cải cách thể chế gắn liền với tăng trưởng kinh tế, vấn đề cải cách thể chế để phát triển bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đưa ra một số nguyên tắc xây dựng nhà nước kiến tạo, hoạch định đường lối công nghiệp hóa, thực hiện chương trình x a đ i giảm nghèo và thúc đẩy việc hiện thực h a đường lối đ bằng những việc làm cụ thể. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc xây dựng Nhà nước liêm chính, kiến tạo và hành động ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: cải cách, chính phủ, nhà nƣớc, kiến tạo, thể chế 1. Khái niệm về thể chế và tầm quan trọng của cải cách thể chế Khái niệm ―thể chế‖ thƣờng đƣợc hiểu theo hai nghĩa phổ biến. Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hƣớng hoặc chi phối sự tƣơng tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế đƣợc tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nƣớc và các tác nhân phi nhà nƣớc (nhƣ các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Các quy tắc chi phối sự tƣơng tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, hiến chƣơng, văn bản dƣới luật… Trong khi đó các quy tắc không chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán, những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trƣớc hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tƣơng tác với nhau. Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng đƣợc định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất 331 định áp dụng chung cho toàn bộ dân cƣ. Đối với môt quốc gia, các thể chế chính trị bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tƣ pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này đƣợc quy định bởi Hiến pháp. Cho đến nay vẫn còn có những tranh luận chƣa ngã ngũ giữa các thuật ngữ thể chế (institution), quy định (convention), quy tắc (rule), tổ chức ( organization) song, có thể hiểu thể chế là sự vận hành đồng bộ của ba bộ phận chủ yếu sau đây: - Các quy tắc (pháp luật, quy định của xã hội, cộng đồng…) - Các tổ chức tham gia (cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, cộng đồng…) - Cơ chế thực thi (chính sách, cơ chế hỗ trợ, chế tài…) Thể chế có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển quốc gia. Khi lý giải vấn đề: ―Tại sao các quốc gia thất bại‖1, hai tác giả Daron Acemoglu và James Robinson năm 2012 đã lập luận rằng: sở dĩ có quốc gia thành công, ngày càng thịnh vƣợng và có quốc gia thất bại, không cải thiện đƣợc đáng kể tình trạng nghèo nàn, là do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (kinh tế và chính trị). Các tác giả cho rằng, về cơ bản có thể chia thể chế kinh tế thành 2 loại khác biệt (đối ngƣợc) nhau. Một là, thể chế kinh tế có tính dung nạp (inclusion economic institution) với đặc điểm khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Quyền lực đƣợc chia sẻ rộng rãi. Để làm đƣợc nhƣ vậy, xã hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch. Ngoài ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi ngƣời cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ. Hai là, thể chế kinh tế có tính bòn rút (extractive economic institution) trái ngƣợc với thể chế có tính dung nạp, tập trung quyền lực vào một số ít ngƣời hoặc nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nƣớc. Các nhóm lợi ích trong môi trƣờng thể chế này thƣờng chống lại phát triển của các thể chế có tính dung nạp vì nó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do vì sao một khi kiểu thể chế này đã hình thành thì rất khó để thay đổi bởi ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình, nhất là khi lợi ích đó rất rất lớn. Các tác giả đã chứng minh rằng cách mạng khoa học công nghệ và bản thân con ngƣời đã không thể đem lại sự thịnh vƣợng nếu không có cải cách thể chế bởi lẽ nếu không có luật pháp về sở hữu trí tuệ, không có quyền tự do cho sáng tạo, không có sự kết nối với thị trƣờng, không có sự kiểm soát quyền lực thì cách mạng khoa học công nghệ cũng không có hiệu quả. Các tác giả cũng chứng minh rằng thể chế yếu sẽ không ngăn cản đƣợc giới cầm quyền cƣớp bóc, một đội ngũ cầm quyền ăn bám sẽ không khuyến khích đầu tƣ và sáng tạo vì không ai đảm bảo đƣợc rằng họ sẽ không dùng quyền lực để lấy cắp kết quả của đầu tƣ và sáng tạo của các cá nhân khác. Nếu quyền lực chính 1 Daron Acemoglu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: