Cải cách tư pháp theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 427.60 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trên cơ sở khái quát về những giá trị cốt lõi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta; đồng thời phân tích, đánh giá một số vấn đề đặt ra về chiến lược cải cách tư pháp, những điểm nổi bật trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách tư pháp theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam CẢI CÁCH TƯ PHÁP THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đặng Công Nhật Thuận TÓM TẮT: Bài viết trên cơ sở khái quát về những giá trị cốt lõi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta; đồng thời phân tích, đánh giá một số vấn đề đặt ra về chiến lược cải cách tư pháp, những điểm nổi bật trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp. Từ đó, bài viết nêu ra những định hướng cơ bản để tiếp tục xây dựng nền tư pháp ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Từ khóa: tư pháp, cải cách tư pháp, chiến lược cải cách tư pháp, Đại hội XIII ABSTRACT: This work provides an overview of the core values of the justice in the socialist rule-of-law state of Vietnam the judicial reform strategy in Vietnam; and evaluates certain issues raised about the judicial reform strategy, highlights in the document of the 13th National Congress of the Party thereon. This work, therefore, outlines the basic orientations for further building an increasingly judicial foundation, meeting the development and integration requirements of our country. Keywords: justice, judicial reform, judicial reform strategy, 13th Congress. 1. Những giá trị cốt lõi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chiến lược cải cách tư pháp Nền tư pháp là lĩnh vực, bộ phận, nền tảng vững chắc hình thành trong đời sống xã hội và dựa vào đó tư pháp được thiết kế, vận hành, hoạt động. Đó là mục tiêu, nguyên tắc của tư pháp, quyền tư pháp, thực hiền quyền tư pháp, chế độ pháp luật về tư pháp, hệ thống tư pháp, tổ chức và hoạt động tư pháp, cũng như phương thức thực hiện quyền tư pháp. Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước - quyền xét xử do Tòa án nhân dân thực hiện dựa trên hệ thống thể chế và thông qua các hoạt động tố tụng để xét xử và giải quyết xung đột giữa các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. ThS., Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Khu vực III; Email: nhatthuan.dn94@gmail.com 47 Trong nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp còn được xem là quyền bảo vệ pháp luật. Thông qua việc thực thi quyền tư pháp, nhà nước không chỉ có trách nhiệm đem lại công lý cho người dân mà còn cho họ thấy được công lý đã được thi hành. Mục tiêu bảo vệ công lý của hoạt động tư pháp chỉ có thể đạt được thông qua một nền tư pháp công bằng mà cốt lõi là tố tụng công bằng. Tư tưởng công bằng, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tiếp cận công lý cũng chính là tư tưởng nền móng cho quan điểm đề cao các thủ tục tố tụng tư pháp, cũng là một điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chính từ đây, các thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự đã được hoàn thiện trên những nguyên tắc hiện đại. Với quan điểm coi “tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”, cùng với quan điểm về thực hiện nguyên tắc tranh tụng là những quan điểm có ý nghĩa đột phá của Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta1. Chiến lược cải cách tư pháp là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng. Khi đề ra chiến lược cải cách tư pháp, lần đầu tiên trong các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước ta khái niệm công lý và quyền con người đã được đề cập và Bộ Chính trị cũng đã xác định nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người là của các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW đã 5 lần nhắc đến hai khái niệm đó khi đề ra mục tiêu, quan điểm, phương hướng, các nhiệm vụ trong quá trình tiến hành cải cách tư pháp. Tư tưởng gắn công lý với các hoạt động tư pháp và lĩnh vực tư pháp là một tư tưởng đúng đắn và vượt trội của Nghị quyết số 49-NQ/TW. Tư tưởng đó về sau đã được hiến định và cũng là lần hiến định đầu tiên ở nước ta bởi Hiến pháp năm 2013 khi xác định nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” là của Tòa án nhân dân (Điều 102). Việc hiến định giá trị công lý và quyền con người đã tạo nên một định hướng quan trọng trong chính sách pháp luật và trong toàn bộ hệ thống pháp lý nước ta2. 2. Những vấn đề đặt ra đối với chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam Cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn là nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, công tác tư pháp, cải cách tư pháp đã đạt được nhiều 1 Đào Trí Úc (2020), “Những bài học lý luận và thực tiễn của Chiến lược cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.3-9. 2 Đào Trí Úc (2020), “Những bài học lý luận và thực tiễn của Chiến lược cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.3-9. 48 thành tựu quan trọng. Nền tư pháp của nước ta đã từng bước phát triển theo hướng trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động xét xử của Tòa án từng bước được củng cố theo hướng dân chủ và nghiêm minh. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, Bộ Chính trị đã 3 lần tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết (sơ kết 3 năm, 5 năm, tổng kết 8 năm). Tuy vậy, qua khảo sát 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương, địa phương và báo cáo tổng kết của các cấp ủy, tổ chức đảng cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần đánh giá, làm rõ. Đánh giá về những hạn chế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra: “Việc triển khai một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách tư pháp theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam CẢI CÁCH TƯ PHÁP THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đặng Công Nhật Thuận TÓM TẮT: Bài viết trên cơ sở khái quát về những giá trị cốt lõi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta; đồng thời phân tích, đánh giá một số vấn đề đặt ra về chiến lược cải cách tư pháp, những điểm nổi bật trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp. Từ đó, bài viết nêu ra những định hướng cơ bản để tiếp tục xây dựng nền tư pháp ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Từ khóa: tư pháp, cải cách tư pháp, chiến lược cải cách tư pháp, Đại hội XIII ABSTRACT: This work provides an overview of the core values of the justice in the socialist rule-of-law state of Vietnam the judicial reform strategy in Vietnam; and evaluates certain issues raised about the judicial reform strategy, highlights in the document of the 13th National Congress of the Party thereon. This work, therefore, outlines the basic orientations for further building an increasingly judicial foundation, meeting the development and integration requirements of our country. Keywords: justice, judicial reform, judicial reform strategy, 13th Congress. 1. Những giá trị cốt lõi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chiến lược cải cách tư pháp Nền tư pháp là lĩnh vực, bộ phận, nền tảng vững chắc hình thành trong đời sống xã hội và dựa vào đó tư pháp được thiết kế, vận hành, hoạt động. Đó là mục tiêu, nguyên tắc của tư pháp, quyền tư pháp, thực hiền quyền tư pháp, chế độ pháp luật về tư pháp, hệ thống tư pháp, tổ chức và hoạt động tư pháp, cũng như phương thức thực hiện quyền tư pháp. Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bộ phận của quyền lực nhà nước - quyền xét xử do Tòa án nhân dân thực hiện dựa trên hệ thống thể chế và thông qua các hoạt động tố tụng để xét xử và giải quyết xung đột giữa các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. ThS., Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Khu vực III; Email: nhatthuan.dn94@gmail.com 47 Trong nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp còn được xem là quyền bảo vệ pháp luật. Thông qua việc thực thi quyền tư pháp, nhà nước không chỉ có trách nhiệm đem lại công lý cho người dân mà còn cho họ thấy được công lý đã được thi hành. Mục tiêu bảo vệ công lý của hoạt động tư pháp chỉ có thể đạt được thông qua một nền tư pháp công bằng mà cốt lõi là tố tụng công bằng. Tư tưởng công bằng, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tiếp cận công lý cũng chính là tư tưởng nền móng cho quan điểm đề cao các thủ tục tố tụng tư pháp, cũng là một điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chính từ đây, các thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự đã được hoàn thiện trên những nguyên tắc hiện đại. Với quan điểm coi “tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”, cùng với quan điểm về thực hiện nguyên tắc tranh tụng là những quan điểm có ý nghĩa đột phá của Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta1. Chiến lược cải cách tư pháp là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng. Khi đề ra chiến lược cải cách tư pháp, lần đầu tiên trong các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước ta khái niệm công lý và quyền con người đã được đề cập và Bộ Chính trị cũng đã xác định nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người là của các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW đã 5 lần nhắc đến hai khái niệm đó khi đề ra mục tiêu, quan điểm, phương hướng, các nhiệm vụ trong quá trình tiến hành cải cách tư pháp. Tư tưởng gắn công lý với các hoạt động tư pháp và lĩnh vực tư pháp là một tư tưởng đúng đắn và vượt trội của Nghị quyết số 49-NQ/TW. Tư tưởng đó về sau đã được hiến định và cũng là lần hiến định đầu tiên ở nước ta bởi Hiến pháp năm 2013 khi xác định nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” là của Tòa án nhân dân (Điều 102). Việc hiến định giá trị công lý và quyền con người đã tạo nên một định hướng quan trọng trong chính sách pháp luật và trong toàn bộ hệ thống pháp lý nước ta2. 2. Những vấn đề đặt ra đối với chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam Cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn là nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, công tác tư pháp, cải cách tư pháp đã đạt được nhiều 1 Đào Trí Úc (2020), “Những bài học lý luận và thực tiễn của Chiến lược cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.3-9. 2 Đào Trí Úc (2020), “Những bài học lý luận và thực tiễn của Chiến lược cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr.3-9. 48 thành tựu quan trọng. Nền tư pháp của nước ta đã từng bước phát triển theo hướng trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động xét xử của Tòa án từng bước được củng cố theo hướng dân chủ và nghiêm minh. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, Bộ Chính trị đã 3 lần tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết (sơ kết 3 năm, 5 năm, tổng kết 8 năm). Tuy vậy, qua khảo sát 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương, địa phương và báo cáo tổng kết của các cấp ủy, tổ chức đảng cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần đánh giá, làm rõ. Đánh giá về những hạn chế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra: “Việc triển khai một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cải cách tư pháp Chiến lược cải cách tư pháp Nhà nước pháp quyền Chế độ pháp luật về tư pháp Hệ thống tư phápGợi ý tài liệu liên quan:
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 208 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 176 0 0 -
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 142 0 0 -
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 123 0 0 -
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0 -
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 113 0 0 -
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 trang 111 0 0 -
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 trang 88 0 0 -
Một số vấn đề cơ bản về Luật hiến pháp
5 trang 80 0 0