Danh mục

Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.14 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ chính tại Việt Nam. Chăn nuôi nông hộ cung cấp 83% thịt lợn cho thị trường và chăn nuôi lợn mang lại thu nhập đáng kể cho nông hộ. Người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng thịt lợn còn tươi, không qua đông lạnh, thịt lợn được phân phối chủ yếu qua các chợ truyền thống. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới bệnh tật trên lợn cũng như an toàn thực phẩm liên quan đến thịt lợn, khi mà an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề thách thức nhất đối với người dân Việt Nam, quan trọng hơn cả giáo dục hay chăm sóc sức khỏe (USAID, 2015). Dự án PigRISK (2012-2017) nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế của các tác nhân trong chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam bằng cách hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm, cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác quốc gia và quốc tế mạnh mẽ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn - Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá và định hướng tương lai Fred Unger1, Nguyễn Việt Hùng1, Phạm Văn Hùng2, Phạm Đức Phúc3, Dương Văn Nhiệm2, Trần Thị Tuyết Hạnh3, Đặng Xuân Sinh3, Ma. Lucila A. Lapar1, Nguyễn Thị Dương Nga2, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Phạm Hồng Ngân2, Hoàng Văn Minh3, Delia Grace5 Cơ quan NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN 1 Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, Văn phòng khu vực Đông và Đông Á, Hà Nội, Việt Nam. 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. 3 Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam. 4 Viện nghiên Cứu chăn nuôi quốc tế, Nairobi, Kenya. Tác giả đại diện f.unger@cgiar.org 45 Từ khóa Đánh giá, gánh nặng bệnh tật, bệnh do thực phẩm gây ra, chuỗi giá trị thịt lợn, con người Giới thiệu Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ chính tại Việt Nam. Chăn nuôi nông hộ cung cấp 83% thịt lợn cho thị trường và chăn nuôi lợn mang lại thu nhập đáng kể cho nông hộ. Người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng thịt lợn còn tươi, không qua đông lạnh, thịt lợn được phân phối chủ yếu qua các chợ truyền thống. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới bệnh tật trên lợn cũng như an toàn thực phẩm liên quan đến thịt lợn, khi mà an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề thách thức nhất đối với người dân Việt Nam, quan trọng hơn cả giáo dục hay chăm sóc sức khỏe (USAID, 2015). Dự án PigRISK (2012-2017) nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế của các tác nhân trong chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam bằng cách hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm, cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác quốc gia và quốc tế mạnh mẽ nhằm giải quyết câu hỏi: Thịt lợn Việt Nam có an toàn không? Các nguy cơ có nghiêm trọng không? Các nguy cơ này có thể được quản lý tốt nhất như thế nào? Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Cách tiếp cận nghiên cứu Cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm xác lập các thông tin về nguy cơ nhằm xác định các mối nguy ưu tiên trong an toàn thực phẩm (như Salmonella), đánh giá nguy cơ về các mối nguy về hóa học và vi sinh vật, các đánh giá về chuỗi giá trị cũng như các nghiên cứu về chi phí bệnh tật và các nghiên cứu khác. Sau quá trình lựa chọn địa bàn, Nghệ An và Hưng Yên là hai tỉnh được chọn trong nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên toàn bộ chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn bằng cách tiếp cận từ trang trại đến bàn ăn, sử dụng các bộ câu hỏi, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC và lấy mẫu để xác định các mối nguy vi sinh vật (như Salmonella) và hóa học (như kim loại nặng, β-agonist và dư lượng thuốc kháng sinh) dựa trên sử dụng thiết kế lấy mẫu xác suất. Các hoạt động được thiết kế và triển khai bởi nhóm nghiên cứu liên ngành bao gồm các chuyên gia thú y, y tế công cộng và kinh tế. Nghiên cứu cũng được hỗ trợ thực hiện thông qua xây dựng năng lực của nhóm nghiên cứu về đánh giá nguy cơ và đánh giá chuỗi giá trị. Kết quả Các kết quả chính bao gồm: 46 • Salmonella là vi khuẩn gây bênh được tìm thấy trong 44% thịt lơn bán tại các chợ ở địa bàn nghiên cứu. Quá trình nhiễm Salmonella xuất hiện tại chuồng nuôi, và nguy cơ nhiễm tăng dần từ chuồng nuôi cho đến lò mổ và đến thịt tại chợ mà chủ yếu liên quan đến các thực hành kém vệ sinh. • Dư lượng thuốc kháng sinh và một số chất hóa học khác cũng được tìm thấy trên một số ít mẫu. • Mô hình đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật lần đầu tiên áp dụng đánh giá tác động của các bệnh từ thực phẩm tại Việt Nam lên sức khỏe của con người. Mô hình này cũng đưa ra con số ước tính là 1 trong 5 người tiêu dùng có nguy cơ ngộ độc do Salmonella hàng năm. • Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô nông hộ không có sự khác biệt rõ ràng so với chuỗi sản xuất thịt lợn từ các chuỗi chăn nuôi sản xuất chính thức. • Đánh giá kinh tế xem xét chi phí cho đợt điều trị bệnh tiêu chảy và chi phí nằm viện mỗi ngày do ngộ độc thực phẩm ở mức 107 USD và 34 USD (xem chi tiết Hoàng Văn Minh và cộng sự 2015). • Các nghiên cứu liên quan về áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho thấy người chăn nuôi khó có thể (hoặc không thể) áp Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn dụng được một số tiêu chí của GAP ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: