Danh mục

Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: "Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và "Hầu Trời” là một trong những bài thơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu TrờiNhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơViệt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làmthi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnhcủa mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học ViệtNam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độcđáo và mới mẻ. Và Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nétriêng độc đáo đó.Như Hoài Thanh đã nói Tiên sinh là người của hai thế kỉ”, Tản Đà là người đã đặtđược dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người dạobản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh). TảnĐà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sống khoáng đạt và đã đeo túi thơ” đi khắpcuộc đời mình. Là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời,ông để lại khá nhiều tác phẩm cho đời. Trong đó đáng kể là Hầu Trời” được tríchtrong tập Còn chơi (1921). Bài thơ đã thể hiện rõ cái tôi cá nhân của Tản Đà thôngqua sự việc lên thiên đình đọc thơ.Trong sáng tác văn học, không phải ai cũng thể hiện được cái tôi của mình trêntrang viết. Cái tôi gắn liền với cá tính sáng tạo của một người cầm bút. Điều đó đòihỏi người viết phải thể hiện được cái riêng có giá trị thẩm mĩ cao, có khả năngđóng góp tích cực cho nền văn học chung.Tản Đà-nhắc đến thi nhân là nhắc đến xê dịch, ngông và đa tình”. Ba yếu tố đủ đểlàm nên một cái tôi riêng trong làng thơ Việt Nam. Nhưng có lẽ, cái tôi độc đáocủa nhà thơ đã thể hiện trong Hầu Trời” là một cái tôi ngông rất lạ. Ngông”không phải chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác. Cái ngông ở đâyđược nói đến là ngông dựa trên khả năng mình có, nghĩa là chỉ những người tàinăng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời mới là cái ngôngđược người đời chấp nhận. Người ngông tạo cho mình những phong cách riêng,khác người nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm.Chất ngông thương được thể hiện bởi các nhà văn, nhà thơ có ý thức cao độ về cáitài và cái tình. Với cái tài đó, họ mang ra phục vụ cho đời nhưng cũng là để đóngdấu” hình ảnh của mình với thời gian. Họ có thể ngông bởi họ có tài, họ có cái đểhãnh diện, để thách thức với cuộc đời, với người đời và cũng bởi trong cuộc sống,mỗi con người họ đã là một tính cách riêng, một sự phá cách không thể trộn lẫn vớimột người nào khác. Và cái ngông ấy trong Hầu Trời” đã tạo ra cho nhà thơ mộtcái tôi độc đáo.Nhà thơ ý thức sâu sắc về tài năng của mình. Vì vậy tiếng ngâm thơ vang cả sôngNgân Hà” khiến Trời mất ngủ là ở chỗ ấy.Đêm qua chẳng biết có hay khôngChẳng phải thảng thốt không mơ mòngThật hồn! Thật phách! Thật than thểThật được lên tiên sướng lạ lùng!”.Cái duyên được lên hầu Trời gắn liền với câu chuyện văn thơ, gắn liền với nhữngphút cảm hứng của nhà thơ. Chuyện tưởng tượng nhưng như thật, có lẽ cái tôi độcdáo của Tản Đà là ở chỗ vào đề tự nhiên, hấp dẫn nhưng có duyên. Để thế gianthấy tài năng của nhà thơ đã khó vậy mà ngay đến Trời còn say mê, chư tiên yêuthích thì thật lạ lùng. Vậy mới thấy được cái ngông của nhà thơ biểu hiện mạnh mẽqua bài Hầu Trời. Đã có dịp được lên Thiên đình, vì thế Tản Đà tranh thủ quảngcáo” tài năng của bản thân:Dạ bẩm lạy Trời con xin đọcĐọc hết văn vần sang văn xuôiHết văn thuyết lí lại văn chơiĐương cơn đắc ý đọc đã thíchChè Trời nhấp giọng càng tốt hơi.”Tác giả đọc thơ rất tự tin, khoe tài của mình, đọc cao hứng và nhập thân vào tácphẩm. Qua đó bộc lộ cái tôi in đậm phong cách cái tôi cá nhân tự ý thức của chínhông. Sẵn tiện nhà thơ giới thiệu luôn những tác phẩm của mình:Bẩm con không dám man cửa TrờiNhững áng văn con in cả rồiHai quyển Khối tình văn thuyết líHai Khối tình con là văn chơiThần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyếtĐài gương, Lên sáu văn vị đờiQuyển Đàn bà Tàu lối văn dịchĐến quyển Lên tám nay là mườiNhờ Trời văn con còn bán đượcChửa biết con in ra mấy mươi?”Nhà thơ có vẻ rất đắc ý bởi ông ý thức được cái tài của mình. Khẳng định bản ngãcái tôi phóng túng, ý thức tài năng giá trị của mình giữa cuộc đời. Trước Tản Đàcác nhà nho tài tử đều hết thảy thị tài nhưng chữ tài mà họ nói tới nhiều khi mangmột nội hàm khá rộng. Họ không dám nói đến cái hay, cái tuyệt” của thơ mình,hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Rõ ràng ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rấtcao độ. Chính vì vậy mà đến Trời cũng phải tán thưởng:Văn dài hơi tốt ran cung mây!Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡiHằng Nga, Chức Nữ chau đôi màySong Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứngĐọc xong một bài cùng vỗ tay.” Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!Văn trần được thế chắc có ítNhời văn chuốt đẹp như sao băng!Khí văn hung mạnh như mây chuyển!Êm như gió thoảng, tinh như sương!Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”Chính vì tình yêu văn chương, ông mới tự tin sáng tác, chuyển tải những tư tưởngtình cảm mới mẻ vào trang thơ. Dường như với ông, hầu Trời là khoảnh khắc đẹpnhất. Vì thế ông mới đem cái tài của mình để thể hiện trước Trời cùng chư Tiên.Và lúc này quan niệm mới mẻ của ông được bộc lộ: sáng tác văn chương là mộtnghề. Dù không biểu hiện trực tiếp nhưng đằng sau các câu chữ ta vẫn thấy có mộtsự hình dung khác trước về hoạt động tinh thần đặc biệt này. Với Tản Đà, vănchương là một nghề kiếm sống mới, có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ vàbản thân thị trường đó cũng hết sức phức tạp, không dễ chiều. Đặc biệt hơn dươngnhư nhà thơ đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn, phải có vốnđể theo đuổi nó:Nhờ Trời văn con còn bán được”Vốn liếng còn một bụng văn đó”Thật ngang tang khi thi sĩ muốn gánh văn” lên Trời để bán.Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:-Anh gánh lên đây bán chợ Trời!””Làm náo động thiên cung bằng những lời văn giàu thay lắm lối, nay nhà thơ cònmuốn văn của ông được lan rộng cung đình để mọi người biết đến ông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: