Cẩm nang bỏ túi giúp mẹ tắm bé an toàn
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 849.20 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng và không tự tin nhất là khi tắm cho em bé mới sinh của mình. Cơ thể nhỏ xíu mong manh của bé và làn nước ấm trơn tuột khiến mẹ cảm thấy lo lắng không biết làm sao mình có thể tắm cho con an toàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang bỏ túi giúp mẹ tắm bé an toàn Cẩm nang bỏ túi giúp mẹ tắm bé an toàn Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng và không tự tin nhất là khi tắm cho em bé mới sinh của mình. Cơ thể nhỏ xíu mong manh của bé và làn nước ấm trơn tuột khiến mẹ cảm thấy lo lắng không biết làm sao mình có thể tắm cho con an toàn. Hãy bình tĩnh đã nào, những thông tin bỏ túi dưới đây sẽ giúp mẹ tự tin hơn chút nào và hãy tin vào bản năng bảo vệ con của mình nhé! Khi nào có thể bắt đầu dùng chậu tắm? Khi cuống rốn đã rụng và vết thương bao quy đầu đã lành, đó là lúc bạn có thể tắm bé bằng chậu tắm. Ảnh: Inmagine. Bạn có thể bắt đầu cho bé tắm trong chậu tắm khi cuống rốn đã rụng. (Nếu bé được cắt bao quy đầu, hãy đợi cho đến khi vết thương lành hẳn.) Hãy chọn loại chậu tắm có thiết kế gờ vừa vặn với bé hoặc có khay đỡ gắn trong để phòng ngừa bé bị trượt trong chậu tắm. Không nên dùng ghế tắm vì loại này có thể đổ nhào nếu chân hút bị lỗi hoặc hư hỏng, dễ gây tai nạn dưới nước cho bé. Nhiệt độ nước bao nhiêu là vừa đủ? Chậu tắm của bé chỉ cần đổ 5-8cm nước (đừng đổ đầy!) Trước khi đặt bé vào chậu, hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay của bạn vào nước, hãy đảm bảo rằng nước chỉ ấm chứ không nóng. Bạn cũng cần theo dõi nhiệt độ nước trong quá trình tắm bé, nếu nước đã nguội lạnh, hãy nhanh chóng kết thúc việc tắm cho con. Tắm bé khi nào và bao lâu cần tắm lại? Em bé của bạn không cần thiết phải được tắm rửa hàng ngày, chỉ cần 2-3 lần mỗi tuần là đủ, miễn là bạn vẫn lau mặt, cổ, tay và thay tã cho bé đều đặn hàng ngày. Giờ tắm bé lại phụ thuộc vào bé nhiều hơn, một số bé thích được tắm và vùng vẫy trong nước vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, một số bé khác lại thích sự êm dịu, lim dim trong làn nước ấm trước khi đi ngủ. Bạn có thể quan sát phản ứng của con khi tắm để nắm bắt được sở thích của con. Theo dõi thái độ của bé khi tắm để nhận biết con bạn thích tắm vào lúc nào trong ngày nhé! Ảnh: Inmagine. Sử dụng loại xà phòng nào? Bạn hãy tắm cho bé với khăn mặt mềm, nước ấm và xà phòng dịu nhẹ loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Hãy chọn sản phẩm không chưa hương liệu và màu nhuộm, những thứ có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Hoà tan xà phòng vào nước trước khi bắt đầu tắm cho bé. Trong lúc tắm bé, một tay bạn đỡ đầu của con còn tay còn lại dùng khăn mặt lau nhẹ nhàng khắp người bé. Sử dụng dầu gội đầu cho bé như thế nào? Nếu tóc của bé có vẻ bẩn, hãy lau đầu cho bé bằng một chiếc dấp nước ấm không xà phòng mỗi ngày, bạn không cần phải đem bé vào phòng tắm. Một đến hai lần mỗi tuần, dùng xà phòng cho em bé hoặc một giọt dầu gội dịu nhẹ, không làm cay mắt để gội đầu cho bé. Nếu bé bị đóng vảy cứt trâu (viêm da tiết bã nhờn), bạn dùng bàn chải lông mềm (loại dành cho em bé) chải nhẹ nhàng để làm mòn dần lớp cứt trâu (không nên cố bóc hay gãi mạnh sẽ làm tổn thương da đầu và dễ gây nhiễ m trùng cho bé.) Giữ an toàn khi tắm bé như thế nào? Trước khi tắm bé, hãy chuẩn bị mọi thứ bạn cần - xà phòng, khăn mặt, khăn bọc, tã (bỉm), thậm chí là quần áo để thay cho bé - trong tầm tay với để bạn luôn có thể giữ bé trong tay của mình. Khi đã tắm cho bé xong, hãy nhanh chóng quấn bé lại trong khăn tắm để tránh làm bé bị nhiễm lạnh. Lau khô kỹ toàn bộ người bé và nhớ không được bỏ qua các nếp gấp trước khi mặc tã và quần áo cho con. Ngoài ra, đừng quên những việc sau: Tìm hiểu về cách sơ cấp cứu trẻ sơ sinh. Và bạn đừng bao giờ để con một mình trong chậu tắm hoặc để một đứa trẻ khác giữ bé, dù chỉ trong nửa phút. Đặt bình đun nóng lạnh đến nhiệt độ tối đa là 50 độ C để nếu bé có vô tình ngọ nguậy mở vòi nước nóng thì vẫn không bị bỏng. Bọc vòi nước bằng khăn bông hoặc dụng cụ chuyên dụng để bé không thể va đầu trực tiếp vào vòi nước. Nếu có thể, đặt thảm chống trượt ở đáy chậu để bé không bị trượt xuống trong chậu tắm. Xả nước chậu tắm hoàn toàn ngay khi sử dụng xong. Trẻ sơ sinh có thể chết đuối chỉ với 3cm nước. Đóng cửa phòng tắm và nấp bồn cầu sau khi bạn rời khỏi. Nếu con tôi ghét tắm thì sao? Một số em bé thực sự thích tắm táp, nhưng một số khác thì không thích thú lắm với việc này. Nếu bé ghét tắm trong chậu, đừng áp đặt bé phải ngâm mình trong nước. Thay vào đó, hãy đặt bé nằm lên một chiếc khăn bông và sử dụng khăn ẩm ấm để lau mặt và người cho bé. Hãy nhớ lau kỹ từng phần một trên người bé và bọc khăn ở những phần còn lại. Chú vịt cao su là món đồ chơi kinh điển giúp các bé lười tắm thích tắm hơn. Ảnh: Inmagine. Hãy kiên nhẫn tập cho bé thói quen tắm một cách từ từ. Bạn có thể mua những món đồ chơi dùng trong bồn tắm để bé hứng thú hơn với việc tắm táp. Đầu tiên, hãy để bé nhìn thấy bạn thả đồ chơi vào trong chậu nước tắm. Vài phút sau, đẩy cho đồ chơi trôi nổi lên mặt nước và quan sát xem bé có với lấy chúng hay không; nếu có, hãy thử từ từ nhúng bé vào nước tắm từ bàn c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cẩm nang bỏ túi giúp mẹ tắm bé an toàn Cẩm nang bỏ túi giúp mẹ tắm bé an toàn Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng và không tự tin nhất là khi tắm cho em bé mới sinh của mình. Cơ thể nhỏ xíu mong manh của bé và làn nước ấm trơn tuột khiến mẹ cảm thấy lo lắng không biết làm sao mình có thể tắm cho con an toàn. Hãy bình tĩnh đã nào, những thông tin bỏ túi dưới đây sẽ giúp mẹ tự tin hơn chút nào và hãy tin vào bản năng bảo vệ con của mình nhé! Khi nào có thể bắt đầu dùng chậu tắm? Khi cuống rốn đã rụng và vết thương bao quy đầu đã lành, đó là lúc bạn có thể tắm bé bằng chậu tắm. Ảnh: Inmagine. Bạn có thể bắt đầu cho bé tắm trong chậu tắm khi cuống rốn đã rụng. (Nếu bé được cắt bao quy đầu, hãy đợi cho đến khi vết thương lành hẳn.) Hãy chọn loại chậu tắm có thiết kế gờ vừa vặn với bé hoặc có khay đỡ gắn trong để phòng ngừa bé bị trượt trong chậu tắm. Không nên dùng ghế tắm vì loại này có thể đổ nhào nếu chân hút bị lỗi hoặc hư hỏng, dễ gây tai nạn dưới nước cho bé. Nhiệt độ nước bao nhiêu là vừa đủ? Chậu tắm của bé chỉ cần đổ 5-8cm nước (đừng đổ đầy!) Trước khi đặt bé vào chậu, hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay của bạn vào nước, hãy đảm bảo rằng nước chỉ ấm chứ không nóng. Bạn cũng cần theo dõi nhiệt độ nước trong quá trình tắm bé, nếu nước đã nguội lạnh, hãy nhanh chóng kết thúc việc tắm cho con. Tắm bé khi nào và bao lâu cần tắm lại? Em bé của bạn không cần thiết phải được tắm rửa hàng ngày, chỉ cần 2-3 lần mỗi tuần là đủ, miễn là bạn vẫn lau mặt, cổ, tay và thay tã cho bé đều đặn hàng ngày. Giờ tắm bé lại phụ thuộc vào bé nhiều hơn, một số bé thích được tắm và vùng vẫy trong nước vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, một số bé khác lại thích sự êm dịu, lim dim trong làn nước ấm trước khi đi ngủ. Bạn có thể quan sát phản ứng của con khi tắm để nắm bắt được sở thích của con. Theo dõi thái độ của bé khi tắm để nhận biết con bạn thích tắm vào lúc nào trong ngày nhé! Ảnh: Inmagine. Sử dụng loại xà phòng nào? Bạn hãy tắm cho bé với khăn mặt mềm, nước ấm và xà phòng dịu nhẹ loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Hãy chọn sản phẩm không chưa hương liệu và màu nhuộm, những thứ có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Hoà tan xà phòng vào nước trước khi bắt đầu tắm cho bé. Trong lúc tắm bé, một tay bạn đỡ đầu của con còn tay còn lại dùng khăn mặt lau nhẹ nhàng khắp người bé. Sử dụng dầu gội đầu cho bé như thế nào? Nếu tóc của bé có vẻ bẩn, hãy lau đầu cho bé bằng một chiếc dấp nước ấm không xà phòng mỗi ngày, bạn không cần phải đem bé vào phòng tắm. Một đến hai lần mỗi tuần, dùng xà phòng cho em bé hoặc một giọt dầu gội dịu nhẹ, không làm cay mắt để gội đầu cho bé. Nếu bé bị đóng vảy cứt trâu (viêm da tiết bã nhờn), bạn dùng bàn chải lông mềm (loại dành cho em bé) chải nhẹ nhàng để làm mòn dần lớp cứt trâu (không nên cố bóc hay gãi mạnh sẽ làm tổn thương da đầu và dễ gây nhiễ m trùng cho bé.) Giữ an toàn khi tắm bé như thế nào? Trước khi tắm bé, hãy chuẩn bị mọi thứ bạn cần - xà phòng, khăn mặt, khăn bọc, tã (bỉm), thậm chí là quần áo để thay cho bé - trong tầm tay với để bạn luôn có thể giữ bé trong tay của mình. Khi đã tắm cho bé xong, hãy nhanh chóng quấn bé lại trong khăn tắm để tránh làm bé bị nhiễm lạnh. Lau khô kỹ toàn bộ người bé và nhớ không được bỏ qua các nếp gấp trước khi mặc tã và quần áo cho con. Ngoài ra, đừng quên những việc sau: Tìm hiểu về cách sơ cấp cứu trẻ sơ sinh. Và bạn đừng bao giờ để con một mình trong chậu tắm hoặc để một đứa trẻ khác giữ bé, dù chỉ trong nửa phút. Đặt bình đun nóng lạnh đến nhiệt độ tối đa là 50 độ C để nếu bé có vô tình ngọ nguậy mở vòi nước nóng thì vẫn không bị bỏng. Bọc vòi nước bằng khăn bông hoặc dụng cụ chuyên dụng để bé không thể va đầu trực tiếp vào vòi nước. Nếu có thể, đặt thảm chống trượt ở đáy chậu để bé không bị trượt xuống trong chậu tắm. Xả nước chậu tắm hoàn toàn ngay khi sử dụng xong. Trẻ sơ sinh có thể chết đuối chỉ với 3cm nước. Đóng cửa phòng tắm và nấp bồn cầu sau khi bạn rời khỏi. Nếu con tôi ghét tắm thì sao? Một số em bé thực sự thích tắm táp, nhưng một số khác thì không thích thú lắm với việc này. Nếu bé ghét tắm trong chậu, đừng áp đặt bé phải ngâm mình trong nước. Thay vào đó, hãy đặt bé nằm lên một chiếc khăn bông và sử dụng khăn ẩm ấm để lau mặt và người cho bé. Hãy nhớ lau kỹ từng phần một trên người bé và bọc khăn ở những phần còn lại. Chú vịt cao su là món đồ chơi kinh điển giúp các bé lười tắm thích tắm hơn. Ảnh: Inmagine. Hãy kiên nhẫn tập cho bé thói quen tắm một cách từ từ. Bạn có thể mua những món đồ chơi dùng trong bồn tắm để bé hứng thú hơn với việc tắm táp. Đầu tiên, hãy để bé nhìn thấy bạn thả đồ chơi vào trong chậu nước tắm. Vài phút sau, đẩy cho đồ chơi trôi nổi lên mặt nước và quan sát xem bé có với lấy chúng hay không; nếu có, hãy thử từ từ nhúng bé vào nước tắm từ bàn c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hướng dẫn tắm bé bài học tắm bé sức khỏe trẻ em y học cơ sở kiến thức y học nghệ thuật chăm conGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 179 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 164 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 124 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
4 trang 106 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 104 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 73 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 58 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 58 1 0